Giải ngắn gọn công dân 8 cánh diều bài 4: Bảo vệ lẽ phải
Giải siêu ngắn bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách giáo dục công dân 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em hãy kể tên những việc làm đúng, sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học. Theo em, với những việc làm đúng, làm sai đó, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
Trả lời:
Tên những việc làm đúng: Đi học đủ và đúng giờ; Nghỉ học xin phép; Không nói tục, chửi bậy; Ngồi trong lớp trật tự lắng nghe, xung phong xây dựng bài…
Tên những việc làm sai: Thực hiện hành vi bạo lực; Đi học muộn, tự ý bỏ học; Nói chuyện riêng, ăn quà vặt trong lớp;…
=> Nên phát huy việc làm đúng và cần nhìn nhận, sửa chữa những việc làm chưa đúng.
KHÁM PHÁ
Câu 1: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
a) Em hãy chỉ rõ hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên.
b) Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dâng "Thất trảm sớ". Theo em, việc làm đó có phải là bảo vệ lẽ phải không?
c) Em hiểu thế nào là bảo vệ lẽ phải? Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải?
Trả lời:
a) Hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải:
Hình ảnh 1: Học sinh đạp xe tuyên truyền mọi người chấp hành luật giao thông.
Hình ảnh 2: Bạn nam góp ý và đề nghị bạn nữa đến cơ quan điều tra cung cấp thông tin vụ tai nạn mà bạn chứng kiến.
b) Vì để tố cáo tội ác hại dân, hại nước của những tên nịnh thần, mong vua xử tội. => Đó là việc làm tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
c) Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ đúng đắn.
Cần bảo vệ lẽ phải vì: Giúp con người cư xử đúng đắn góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. Đồng thời được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng.
Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp, tình huống và trả lời câu hỏi
a) Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên.
b) Nếu là bạn của P và H, em sẽ làm gì để bảo vệ lẽ phải?
Trả lời:
a) Thông tin. Hành vi X nhắc nhở mọi người không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng đáng được khen ngợi, khuyến khích và học tập theo -> X tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
TH1. Việc làm của bà K sai trái, đáng lên án và xử lí theo quy định. Ngược lại, P có thái độ và hành động đúng, đáng khen ngợi khi đã bỏ qua lời can ngăn để báo lên cơ quan có thẩm quyền.
TH2. H bao che, che giấu khuyết điểm của bạn -> H chưa biết tôn trọng và bảo vệ sự thật, làm hư bạn.
b) Lời khuyên cho các bạn: Cần tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Khi có việc làm chưa đúng, chưa tốt hay chưa phù hợp cần báo với cơ quan chức năng hoặc người có khả năng giải quyết, tránh gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy kể những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Trả lời:
- Trong gia đình:
Trung thực, không nói dối.
Dũng cảm nhận lỗi, không trốn tránh, tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác.
Góp ý, nhắc nhở người thân sửa chữa khuyết điểm (nếu có).
- Trong nhà trường:
Chấp hành nội quy.
Trung thực không nói dối thầy cô, bạn bè.
Góp ý, nhắc nhở bạn sửa chưa sai lầm, khuyết điểm (nếu có).
Không bao che việc làm, hành động sai trái của bạn.
- Ngoài xã hội:
Chấp hành quy định pháp luật.
Phê phán, lên án và tố cáo hành vi sai trái.
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc, anh S báo cáo với chính quyền.
B. Biết người thân tàng trữ ma tuý trái phép, chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra.
C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân hàng thiếu cho khách, chị P đã nhắc nhở bà X.
D. Biết ngày mai là thi cuối kì, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu dễ mang vào phòng thi.
Trả lời:
Ý kiến A: Đồng tình
Ý kiến B: Không đồng tình vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Ý kiến C: Đồng tình
Ý kiến D: Không đồng tình vì hành vi thiếu trung thực trong giờ kiểm tra của D
Câu 3: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Gần đây; H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử. Nhiều lần, H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi. K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe.
Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên. Nếu chứng kiến việc làm của H, em sẽ khuyên H như thế nào?
b. Hàng xóm nhà T thường gây ồn ào, to tiếng, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh. Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng.
Nếu là T, em sẽ làm gì?
Trả lời:
a. Nhận xét: H thiếu tự giác, tích cực trong học tập. Mặt khác, được K khuyên nhủ nhưng không nhận thức được lỗi sai. Ngược lại, việc làm của K là đúng, là tôn trọng lẽ phải.
Nếu chứng kiến em phân tích cho H hiểu hậu quả của việc làm đó -> Khuyên H -> Nếu H không nghe thì trao đổi với bố mẹ H hoặc cô giáo để nhờ sự giúp đỡ.
b. Nếu là T, khuyên bố mẹ tế nhị góp ý với hàng xóm. Ngoài ra, em cũng gặp trực tiếp để bày tỏ quan điểm và mong muốn của mình. Nếu bác hàng xóm không có sự thay đổi, em báo với cơ quan chức năng để can thiệp, hỗ trợ.
Câu 4: Em hãy bình luận quan điểm: Để bảo vệ lẽ phải, chúng ta cần phải có tinh thần khách quan, lòng kiên trì và dũng cảm.
Trả lời:
Mỗi cộng đồng đều có những quy tắc, chuẩn mục giúp con người ngày càng hoàn thiện. Những điều đó được cộng đồng thừa nhận là đúng đắn, hợp đạo lí sẽ trở thành lẽ phải.
Việc bảo vệ lẽ phải giúp xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình đấu tranh bảo vệ lẽ phải chúng ta nên giữ cho mình tinh thần khách quan, không vụ lợi, tư lợi cá nhân, giữ kiên trì và sự dũng cảm.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về việc bảo vệ lẽ phải và chia sẻ ý nghĩa của mỗi câu ca dao, tục ngữ đó.
Trả lời:
1. Nói phải củ cải cũng nghe: Nói phải, đúng lý lẽ thì ai cũng chấp nhận.
2. Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời: Lời khuyên trong mọi trường hợp chỉ nên phân tích phải chăng, chứ không nên dùng mánh khoé hay vũ lực
3. Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Nói về đức tính tự chủ của con người, giữ vững lập trường, tinh thần không bị lung lay trước lời nói của người khác. Đồng thời, quyết tâm theo đuổi những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra.
Câu hỏi: Hãy vẽ một bức tranh hoặc xây dựng một tiểu phẩm theo chủ đề: “Bảo vệ lẽ phải”.
Trả lời:
Bình luận