Giải ngắn gọn công dân 8 cánh diều bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Giải siêu ngắn bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc sách giáo dục công dân 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em hãy đoán tên các quốc gia dựa trên những biểu tượng văn hóa - lịch sử của các quốc gia đó qua các hình dưới đây:
Trả lời:
Ảnh 1: Lăng Bác Hồ - Việt Nam
Ảnh 2: Núi Phú Sĩ - Nhật Bản
Ảnh 3: Tháp Eiffel - Pháp
Ảnh 4: Tượng Nữ thần tự do - Mỹ
KHÁM PHÁ
Câu 1: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Theo em, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên?
b) Hãy kể thêm những biểu hiện khác về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới mà em biết.
Trả lời:
a) Thông tin 1: biểu hiện ở hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị.
Thông tin 2: biểu hiện ở trang phục truyền thống.
b) Những biểu hiện khác gồm: lịch sự hình thành, phát triển, chủng tộc, ngôn ngữ, chữ viết, màu da, phong tục, ẩm thực…
Câu 2: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Từ thông tin 1, em hãy phân tích ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
b) Từ thông tin 2, theo em, việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam.
Trả lời:
a) Ý nghĩa là:
làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;
tạo nền tảng để các dân tộc giao lưu, học hỏi và hợp tác.
giúp cho các nước có cơ hội phát triển, thực hiện bình đẳng hóa, bảo vệ hòa bình.
b) Lợi ích cho Việt Nam là:
Quảng bá, giới thiệu hình ảnh con người và đất nước Việt Nam tới bạn bè thế giới.
Thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị cùng phát triển.
Gia tăng sự tôn trọng và quan tâm đến các địa phương, các dân tộc, các nền văn hoá khác nhau trên toàn thế giới.
Câu 3: Em hãy đọc các tình huống và trả lời câu hỏi
a) Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật trong mỗi tình huống trên?
b) Hãy kể về một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
Trả lời:
a)
TH 1: H và L đúng, B không đúng vì học hỏi cần có sự chọn lọc và tiếp thu cái hay cái đẹp. Điều này thể hiện sự tôn trọng các dân tộc vừa góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc mình.
TH 2: T không đúng vì mỗi quốc gia đều có bản sắc và giá trị văn hóa riêng. Do đó, không nên chê bai, phân biệt.
b) Gợi ý việc làm của em:
Tôn trọng tính cách, phong tục…của các dân tộc.
Tìm hiểu và tiếp thu giá trị tốt đẹp.
Phê phán hành vi kì thị, phân biệt.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Tất cả các dân tộc tạo nên sự đa dạng và giàu có của những nền văn minh và văn hoá, tạo nên di sản chung của loài người.
B. Các dân tộc chỉ thể hiện bản sắc, giá trị văn hoá của mình thông qua lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền.
C. Sự đa dạng về ngôn ngữ và chữ viết sẽ làm cho việc giao lưu giữa các quốc gia khó khăn hơn, do đó, cần loại bỏ một số ngôn ngữ và thống nhất một loại chung cho tất cả các quốc gia.
D. Không có nền văn hoá lớn và nền văn hoá nhỏ, chỉ có các nền văn hoá khác nhau.
E. Nhận xét, đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc là không tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc.
Trả lời:
- Đồng ý nhận định a, c, d và e.
- Không đồng ý nhận định b vì bản sắc, giá trị văn hóa của các dân tộc được thể hiện trên nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực.
Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về bản sắc văn hóa của một dân tộc mà em biết và việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc đó.
Trả lời:
- Ví dụ: Nhật Bản nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động… với biểu tượng Sa-mu-rai.
- Ý nghĩa:
Làm văn hóa nhân loại thêm phong phú
Tạo nền tảng các dân tộc giao lưu, học hỏi.
Giúp đất nước có nhiều cơ hội vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Câu 3: Em sẽ làm gì để thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trong mỗi trường hợp dưới đây?
A. Chứng kiến một số bạn trong lớp có lời nói và hành động thể hiện sự kì thị văn hoá giữa các dân tộc.
B. Thấy bạn của mình nhận xét không đúng về trang phục của các dân tộc khác.
Trả lời:
- TH A: Giải thích cho bạn hiểu mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng riêng -> không nói và hành động mang tính kì thị, phân biệt. Nếu không chấm dứt -> báo cáo với thầy cô để nhờ sự can thiệp và hỗ trợ.
- TH B: Khuyên bạn nên tìm hiểu thông tin về trang phục các dân tộc khác không lan truyền thông tin không đúng.
Câu 4: Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Công ty A kí kết hợp tác với một công ty nước ngoài. Khi các nhân viên của công ty nước ngoài tới làm việc tại Công ty A thì một số nhân viên có ý né tránh tiếp xúc.
Em hãy nhận xét hành vi của một số nhân viên Công ty A. Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ ứng xử như thế nào?
b. M rất thích tìm hiểu về các nền văn hoá khác nhau của các dân tộc trên thế giới. M mong muốn khi có điều kiện sẽ đến nhiều quốc gia để khám phá về văn hoá và giới thiệu những nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam.
Em nhận xét gì về sở thích, mong muốn của M?
Theo em, M nên làm gì để thực hiện mong muốn của mình?
Trả lời:
a. Hành vi của một số nhân viên Công ty A không đúng vì thể hiện sự kì thị, thiếu tôn trọng, gây tổn thương nhân viên nước ngoài => Gây ảnh hưởng xấu mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước.
Cách ứng xử của em: Phân tích mọi người hiểu rõ hậu quả và đề nghị chấm dứt thái độ đó nếu không kiến nghị lên cấp trên để ban lãnh đạo can thiệp, xử lí.
b. Sở thích và mong muốn của M chính đáng. Do đó, M nên tích cực tìm hiểu các nền văn hóa, thiết lập kế hoạch tài chính, rèn khả năng ngoại ngữ…
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Cùng bạn hãy thiết kế báo tường hoặc tập san về chủ đề: Tôn trọng sự đa dạng ẩm thực của các dân tộc trên thế giới.
Trả lời:
Tham khảo tập san tranh, ảnh về một số món ăn đặc sắc của một số quốc gia trên thế giới:
Câu hỏi: Em hãy viết một bài thể hiện ý kiến của mình đối với việc kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa.
Trả lời:
Phân biệt chủng tộc đã và đang trở thành một thách thức lớn của nhân loại. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nó tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Trước hết , nạn phân biệt chủng tộc xuất phát từ sự thiếu tôn trọng, đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người. Từ sự coi thường, khinh bỉ mà một bộ phận người da trắng dành cho cộng đồng gốc Phi đến nỗi dè chừng mà phương Tây dành cho những người Hồi giáo, ở đâu ta cũng có thể bắt gặp lí do này. Chúng ta đều không thể phủ nhận những hậu quả khủng khiếp mà hiện tượng này đem tới. Ngay trong lòng nước Mĩ – quốc gia nổi tiếng với nền dân chủ hàng đầu thế giới – mầm bệnh phân biệt chủng tộc vẫn chưa được đẩy lùi, đe dọa an ninh, hòa bình của họ. Cách đây không lâu, vào nửa cuối tháng 8/2017, sau sự kiện ở Virginia, hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra trên khắp nước Mĩ trong nhiều ngày để chống lại vấn nạn này. Thậm chí, nó còn gây tác động tới cả hệ thống hành pháp, buộc Tổng thống Donald Trump phải giải thể Hội đồng Kinh tế do chính mình lập nên… Chỉ qua một ví dụ, ta có thể thấy, phân biệt chủng tộc có thể chia rẽ sự đoàn kết của cả một dân tộc, thậm chí trở thành lí do bùng phát bạo loạn, nội chiến. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, dùng lòng vị tha và sự tôn trọng giải quyết mọi bất đồng. Bất giác, tôi chợt nhớ đến câu nói trích từ Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng”. Thật vậy, dù mang trong mình màu da nào, không ai trong chúng ta đáng bị coi thường và phân biệt đối xử.
Bình luận