Giải khoa học 4 VNEN bài 26: Nóng, lạnh và nhiệt độ

Giải bài 26: Nóng, lạnh và nhiệt độ - Sách hướng dẫn học khoa học 4 tập 2 trang 19. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động cơ bản

1. Đọc và trả lời:

Trong hình 1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?

Trả lời:

Trong hình 1:

  • Cốc nước có nhiệt độ cao nhất là cốc nước nóng
  • Cốc nước có nhiệt độ thấp nhất là cốc nước có nước đá

2. Quan sát và thảo luận

  • Nhiệt kế dùng để đo làm gì?
  • Quan sát hình 2 và cho biết nhiệt kế chỉ bao nhiêu độ?

Trả lời:

  • Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của vật.
  • Quan sát hình 2 ta thấy, nhiệt kế đang chỉ mức $30^{0}C$

3. Đọc và trả lời

  • Lúc bình thường, nhiệt độ cơ thể khoảng bao nhiêu?
  • Khi nhiệt độ cơ thể cao (hay thấp) hơn bình thường thì phải làm gì?

Trả lời:

  • Lúc bình thường, nhiệt độ cơ thể khoảng $37^{0}C$
  • Khi nhiệt độ cơ thế cao (hay thấp) hơn bình thường thì cần phải cần phải đi khám và chữa bệnh vì lúc đó nhiệt độ cơ thể không ở trạng thái bình thường.

4. Thực hành đo nhiệt độ (sgk)

5. Làm thí nghiệm tìm hiểu sự truyền nhiệt (sgk)

Theo em, sau một lúc đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh, mức độ nóng, lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Theo em, sau một lúc đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh, mức độ nóng, lạnh của cốc nước và chậu nước sẽ thay đổi. Cụ thể là cốc nước nóng sẽ lạnh bớt so với ban đầu, chậu nước sẽ ấm hơn so với ban đầu

6. Đọc nội dung sau (sgk)

7. Làm thí nghiệm tìm hiểu sự giãn nở của nước (sgk)

Điền vào chỗ chấm như sau:

  • Khi nhúng lọ nước vào nước nóng, nước trong lọ nóng lên, mực nước trong ống dâng cao lên. Điều này cho thấy nước trong lọ nở ra khi nóng lên
  • Khi nhúng nước vào nước lạnh, nước trong lọ lạnh đi, mực nước trong ống hạ thấp xuống. Điều này cho thấy nước trong lọ co lại khi lạnh đi.

Giải thích: Ở mỗi nhiệt độ khác nhau nước sẽ có độ co và dãn khác nhau. Khi nhiệt độ càng lạnh thì nước sẽ co lại, khi nhiệt độ nóng nước sẽ nở ra, nên theo đó mực nước cũng thay đổi theo.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. Hoạt động thực hành

Câu 1: Trang 21 sách VNEN khoa học 4 tập 2

a. Điền vào chỗ (....) (sử dụng các từ, cụm từ tay, chiếc cốc, nước nóng):

Khi sờ vào chiếc cốc được đổ đầy nước nóng, chúng ta cảm thấy nóng là vì ..... đã truyền nhiệt cho chiếc cốc, nhiệt từ ...... lại truyền cho .........

b. Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, ta thấy tay mát lạnh. Hãy khoanh chữ cái đầu câu đúng:

A. Có sự truyền nhiệt từ vật sang tay ta làm ta cảm thấy lạnh

B. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên ta cảm thấy lạnh

c. Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm đun sôi?

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 26 nóng lạnh và nhiệt độ vnen khoa học 4 tập 2, nóng lạnh và nhiệt độ trang 19 vnen khoa học 4, bài 26 sách vnen khoa học 4 tập 2, giải sách vnen khoa học 4 tập 2 chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác