Giải chủ đề 1 Thể hiện và phát triển bản thân

Giải chủ đề 1: Thể hiện và phát triển bản thân - Sách hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HOẠT ĐỘNG 1: Nhận diện quan điểm sống của bản thân 

1. Chia sẻ về quan điểm sống của em 

Gợi ý: 

1. Quan điểm về giao tiếp, ứng xử: 

Ví dụ: Bạn A nói rằng: “Chân thành và thẳng thắn là yếu tố cơ bản tạo nên tình bạn đúng nghĩa”. 

2. Quan điểm về học tập và công việc: 

Ví dụ: Bạn B nói rằng: “Tinh thần trách nhiệm là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của mỗi cá nhân trong học tập và công việc.” 

2. Chỉ ra những ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống

Chỉ ra những ảnh hưởng của quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống

3. Chia sẻ những điều em học được từ quan điểm sống của các bạn

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về đặc điểm tính cách của bản thân 

1. Xác định một số đặc điểm tính cách của bản thân và các biểu hiện của những nét tính cách đó 

Gợi ý

Biểu hiện của tự tin 

Biểu hiện của thân thiện 

  • Tin tưởng vào khả năng của bản thân; 

  • Chủ động quyết định mọi việc, dám nghĩ, dám làm; 

  • Tích cực tham gia các hoạt động tập thể; 

  • …………. 

  • Thể hiện sự cởi mở; 

  • Chủ động tích cực tham gia và hòa nhập với mọi người; 

  • ………………… 

2. Chỉ ra những ảnh hưởng của tính cách đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống 

Gợi ý: 

  • Trung thực giúp em cảm thấy thoải mái, được mọi người yêu quý và tin tưởng nhưng đôi khi bản thân phải chịu thiệt. 
  • Nhiệt tình, thân thiện giúp em có nhiều bạn bè nhưng đôi khi cũng mất thời gian và ảnh hưởng đến kế hoạch học tập, lao động của em. 
  • Cẩn thận giúp em thực hiện công việc chu đáo nhưng đôi khi quá cẩn thận, tỉ mỉ khiến công việc chậm hoàn thành. 

3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát triển bản thân 

Gợi ý: 

  • Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của bản thân; 
  • Lựa chọn một điểm mạnh, một điểm yếu trong tính cách để phát huy và khắc phục; 
  • Đề ra và thực hiện những việc làm cụ thể, khả thi giúp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu; 
  • Đặt ra thời hạn phù hợp với điều kiện của bản thân để rèn luyện và thể hiện sự quyết tâm thực hiện; 
  • Tự động viên, khích lệ bản thân vì sự cố gắng của chính mình; 
  • ………………………… 

4. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch phát triển bản thân của em

HOẠT ĐỘNG 3: Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực 

1. Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy tích cực

 Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy tích cực

2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực 

Tình huống 1: Trong buổi sinh hoạt lớp, K bị người bạn thân nhất phê bình các lỗi: quên sách vở, đi học muộn, thiếu tập trung nghe giảng,.... K thất vọng về bạn thân của mình và không hiểu vì sao bạn ấy lại đối xử với mình như vậy. Về nhà, K vẫn buồn và suy nghĩ mãi. 

Tình huống 2: X rất thất vọng với bản thân vì hôm nay đã trả lời sai câu hỏi không hề khó. 

3. Chia sẻ cảm nhận của em khi điều chỉnh được tư duy theo hướng tích cực

HOẠT ĐỘNG 4: Thể hiện sự tự chủ, tự trọng 

1. Nhận diện những biểu hiện của sự tự chủ, tự trọng trong học tập và cuộc sống 

Gợi ý: 

Tự chủ 

  • Bình tĩnh, tự tin trước mọi việc; 

  • Suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định; 

  • Chủ động, tự giác thực hiện các công việc; 

  • Tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, lời nói của mình trong mọi hoàn cảnh; 

Tự trọng 

 

  • Tuân thủ kỉ luật, nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng; 

  • Giữ lời hứa; 

  • Làm tốt nhiệm vụ, không cần ai nhắc nhở; 

  • ……. 

2. Chia sẻ về tình huống thể hiện sự tự chủ, tự trọng của em 

Gợi ý: 

  • Nêu tình huống thể hiện sự tự chủ, tự trọng; 
  • Nêu được biểu hiện của sự tự chủ, tự trọng trong tình huống; 
  • Nêu được bài học về sự tự chủ, tự trọng trong tình huống; 
  • ….

3. Rèn luyện sự tự chủ, tự trọng 

Gợi ý: 

Kế hoạch rèn luyện sự tự chủ, tự trọng 

  • Đặt ra các mục tiêu rèn luyện sự tự chủ, tự trọng rõ ràng và vừa sức; 
  • Xác định những thử thách, cám dỗ có thể ảnh hưởng đến sự tự chủ, tự trọng khi thực hiện mục tiêu; 
  • Xác định cách thức thực hiện cam kết. 

HOẠT ĐỘNG 5: Rèn luyện ý chí vượt khó để đạt mục tiêu 

1. Xác định những khó khăn em có thể gặp phải khi thực hiện mục tiêu 

Gợi ý: 

Khó khăn chủ quan 

Khó khăn khách quan 

  • Thiếu kiến thức; 

  • Thiếu nghị lực; 

  • Thiếu một số kĩ năng; 

  • ….. 

  • Thiếu phương tiện học tập; 

  • Hoàn cảnh gia đình khó khăn; 

  • …. 

2. Thảo luận về cách rèn luyện ý chí vượt khó 

Gợi ý:

  • Xây dựng cam kết theo đuổi mục tiêu; 
  • Tìm những người bạn có nghị lực cùng đồng hành; 
  • Tự thưởng cho bản thân sau mỗi thành công; 

3. Thể hiện ý chí vượt qua khó khăn trong tình huống sau:

Tình huống: N gặp khó khăn trong kĩ năng nghe và phát âm tiếng Anh. N rất muốn cải thiện những kĩ năng này.

4. Chia sẻ về những việc làm của em để rèn luyện ý chí vượt khó khi thực hiện mục tiêu trong học tập và cuộc sống

HOẠT ĐỘNG 6: Thể hiện sự chủ động trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau  

1. Trao đổi về biểu hiện của sự chủ động trong môi trường học tập, giao tiếp

Gợi ý: 

Chủ động trong môi trường học tập

Chủ động trong giao tiếp 

  • Luôn đặt ra các mục tiêu cụ thể trong học tập; 

  • Lập kế hoạch học tập và thực hiện được kế hoạch; 

  • Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp; 

  • … 

  • Chủ động chào hỏi, bắt chuyện; 

  • Lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp phù hợp; 

  • … 

2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp 

Tình huống 1: Vào học lớp 10 đã được một tháng nhưng Q vẫn ngại nói chuyện với các bạn và thường ngồi một mình trong lớp vào giờ ra chơi.

Tình huống 2: M rất trầm tính, trong giờ học hiếm khi phát biểu xây dựng bài. Kể cả khi không hiểu bài, M cũng không dám giơ tay để hỏi.

3. Chia sẻ về sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau

HOẠT ĐỘNG 7: Rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng 

1. Nhận diện những biểu hiện của tư duy phản biện 

Gợi ý: 

  • Người có tư duy phản biện: 
    • Thường đặt câu hỏi “Tại sao? Từ đâu mà có?” 
    • Luôn suy nghĩ chắc chắn trước khi trả lời và thường có dẫn chứng, minh họa kèm theo; 
    • Thường chỉ ra cả mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề; 
    • … 

2. Thảo luận về cách rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng 

Ví dụ, khi nghe tin đồn về một vấn đề nào đó:

Thảo luận về cách rèn luyện tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng

3. Thể hiện tư duy phản biện khi đánh giá nhận định sau: 

Sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực

HOẠT ĐỘNG 8: Đánh giá kết quả trải nghiệm 

Lựa chọn mức độ phù hợp cho mỗi nội dung đánh giá: 

Mức độ 

Nội dung 

Tốt 

1. Xác định được quan điểm sống của bản thân 

2. Chỉ ra được những đặc điểm tính cách của bản thân

3. Phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu của bản thân trong học tập và cuộc sống. 

Đạt 

4. Thể hiện được sự tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu đề ra. 

5. Thực hiện được một số việc làm thể hiện lòng tự trọng của bản thân trong học tập và cuộc sống. 

6. Thể hiện được ý chí vượt khó để đạt được các mục tiêu đề ra. 

Chưa đạt 

7. Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau. 

8. Điều chỉnh được tư duy theo hướng tích cực. 

9. Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải hoạt động trải nghiệm 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn hoạt động trải nghiệm, giải hoạt động trải nghiệm 10 sách mới chủ đề 1, chủ đề 1: Thể hiện và phẩm chất bản thân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác