Giải bài Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (trang 44)
Bài học giúp các em cách trình bày kiểu câu ghép có mối quan hệ tương phản. Tech12h sẽ hướng dẫn giải các bài tập dễ dàng, hiệu quả. Các em hãy cùng theo dõi nhé!
1. Ghi nhớ
- Để thể hiện quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
- Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng…
- Hoặc một cặp quan hệ từ: tuy…nhưng…; mặc dù… nhưng; dù… nhưng…
2. Luyện tập
1. Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau:
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
HỒ CHÍ MINH
b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
NGUYỄN ĐÌNH THI
Trả lời:
a.
Câu ghép gồm 2 vế là:
- Mặc dù giặc Tây / hung tàn
- nhưng chúng / không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
Cặp quan hệ từ: Mặc dù - nhưng
b.
Câu ghép gồm 2 vế là:
- Tuy rét/ vẫn kéo dài,
- mùa xuân/ đã đến bên bờ sông Lương
- Quan hệ từ: tuy
2. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:
a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng …
b) … nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Trả lời:
a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng có có hồ thủy lợi chứa nước nên đồng ruộng quê em vẫn đủ nước tưới.
b) Dù trời rất nóng bức nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện vui sau:
Chủ ngữ ở đâu?
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép:
"Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8."
Rồi cô hỏi:
- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu?
Hùng nhanh nhảu:
- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.
PHẠM HẢI LÊ CHÂU
Trả lời:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép như sau: "Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8."
- Mặc dù tên cướp/ rất hung hăng, gian xảo
CN VN
- nhưng cuối cùng hắn /vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8.
CN VN
Bình luận