Giải bài 4: Hệ trục tọa độ
Bài học giới thiệu nội dung: Hệ trục tọa độ. Một kiến thức không quá khó song đòi hỏi các bạn học sinh cần nắm được phương pháp để giải quyết các bài toán. Dựa vào cấu trúc SGK toán lớp 10, Tech12h sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn
![Giải bài 4: Hệ trục tọa độ](https://s3.tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/bai4_1.jpg)
A. Tổng hợp kiến thức
I. Hệ trục tọa độ
- Hệ trục tọa độ $(O;\overrightarrow{i};\overrightarrow{j})$ gồm hai trục $(O;\overrightarrow{i})$ và $(O;\overrightarrow{j})$. Ký hiệu: Oxy.
- Điểm O là gốc chung tọa độ.
- $(O;\overrightarrow{i})$ gọi là trục hoành. Ký hiệu: Ox.
- $(O;\overrightarrow{j})$ gọi là trục tung. Ký hiệu: Oy.
- $\left | \overrightarrow{i} \right |=\left | \overrightarrow{j} \right |=1$
1. Tọa độ của vectơ
- Nếu $\overrightarrow{u}=(x;y)$ ,ta có:
$\overrightarrow{u}=x\overrightarrow{i}+y\overrightarrow{j}$ |
- Nếu $\overrightarrow{u}=(x;y)$ , $\overrightarrow{u'}=(x';y')$ , ta có:
$\overrightarrow{u}=\overrightarrow{u'}<=>\left\{\begin{matrix}x=x' & \\ y=y' & \end{matrix}\right. $ |
2. Tọa độ của một điểm
- Cho hai điểm $A(x_{A};y_{A})$ và $B(x_{B};y_{B})$ ,ta có:
$\overrightarrow{AB}=(x_{B}-x_{A};y_{B}-y_{A})$ |
3. Tọa độ của các vectơ $\overrightarrow{u}+\overrightarrow{v}$ , $\overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}$ , $k\overrightarrow{u}$
- Cho $\overrightarrow{u}=(u_{1};u_{2})$ , $\overrightarrow{v}=(v_{1};v_{2})$ , ta có:
$\overrightarrow{u}+\overrightarrow{v}=(u_{1}+v_{1};u_{2}+v_{2})$ $\overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}=(u_{1}-v_{1};u_{2}-v_{2})$ $k\overrightarrow{u}=(ku_{1};ku_{2})$ |
Chú ý:
- Hai vectơ $\overrightarrow{u};\overrightarrow{v}$ cùng phương <=> $\left\{\begin{matrix}u_{1}=kv_{1} & \\ u_{2}=kv_{2} & \end{matrix}\right.$
II. Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng. Tọa độ của trọng tâm tam giác
- Với $I(x_{I};y_{I})$ là trung điểm đoạn thẳng AB có $A(x_{A};y_{A})$ và $B(x_{B};y_{B})$ , ta có:
$x_{I}=\frac{x_{A}+x_{B}}{2} ; y_{I}=\frac{y_{A}+y_{B}}{2}$ |
- Với $G(x_{G};y_{G})$ là trọng tâm tam giác ABC có $A(x_{A};y_{A})$ , $B(x_{B};y_{B})$ và $C(x_{C};y_{C})$ , ta có:
$x_{G}=\frac{x_{A}+x_{B}+x_{C}}{3}$ ; $y_{G}=\frac{y_{A}+y_{B}+y_{C}}{3}$ |
Bình luận