Tắt QC

Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 1)

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 1). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: NST của sinh vật nhân thực được cầu tạo từ những thành phần nào dưới đây?

(1) ADN    (2) Nuclêôtit        (3) Prôtêin      (4) Axit amin.

  • A. (1), (4).
  • B. (2), (3).
  • C. (3), (4).
  • D. (1).(3).

Câu 2: Xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú vì

  • A. cường độ hoạt động của con người mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi bao gồm cả xương đùi phát triển hơn.
  • B. con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng nâng đỡ cơ học.
  • C. xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn.
  • D. chi sau của con người hoạt động linh hoạt như đi, chạy, nhảy, đá phía trước, đá phía sau nên xương đùi phát triển hơn.

Câu 3: Từ một tế bào sinh giao tử 2n sau giảm phân lại có thể tạo ra 4 tế bào con đơn bội n vì

  • A. tế bào sinh giao tử thực hiện phân chia liên tiếp 2 lần nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì sau của lần phân bào I.
  • B. tế bào sinh giao tử thực hiện phân chia liên tiếp 2 lần nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I.
  • C. tế bào sinh giao tử chỉ thực hiện phân chia 1 lần nhưng NST nhân đôi 2 lần ở kì sau của lần phân bào I.
  • D. tế bào sinh giao tử chỉ thực hiện phân chia I lần nhưng NST nhân đôi 2 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I. 

Câu 4: Các quy luật di truyền của Menđen là kết quả nghiên cứu trên đối tượng nào sau đây?

  • A. Ruồi giấm
  • B. Tắm
  • C. Dậu Hà lan
  • D. Cải cụ.

Câu 5: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về ADN?

(1) Là một axit hữu cơ, tồn tại trong tế bào sinh vật.

(2) Là một đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn.

(3) Câu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là nuclêôtit.

(4) Tham gia trực tiếp quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin.

  • A. 1
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4

Câu 6: Khi nói về thể đa bội, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là bội số của n và lớn hơn 2n.

(2) Có kích thước tế bào, kích thước cơ thể to lớn.

(3) Có khả năng sinh sản hữu tính tốt hơn thể lưỡng bội.

(4) Thể đa bội có sức chống chịu với điều kiện không thuận lợi của môi trường.

  • A.(1).(2).(3)
  • B.(2).(3). (4).
  • C.(1).(3).(4)
  • D.(1).(2). (4).

Câu 7: Khi NST co xoắn cực đại, có đường kính khoảng

  • A. 2 - 20um.
  • B. 0,2 - 2um.
  • C. 2 - 50um.
  • D. 5 - 20um.

Câu 8: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở

  • A. tế bào sinh giao tử.
  • B. tế bào sinh dưỡng.
  • C. tế bào xôma.
  • D. tế bào hợp tử.

Câu 9: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào dưới đây?

(1) Nguyên tắc đa phân.

(2) Nguyên tắc bán bảo toàn.

(3) Nguyên tặc bổ sung.

(4) Nguyên tắc bộ ba.

  • A. (1), (4)
  • B. (2), (3)
  • C. (3). (4)
  • D. (1), (3)

Câu 10: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất NST ở :

  • A. kì đầu
  • B. kì giữa
  • C. kì sau
  • D. kỉ cuối

Câu 11: Phép lai nào dưới đây cho kết quả lai không đồng tính?

  • A. Aa x AA.
  • B. aa x AA.
  • C. Aa x Aa.
  • D. aa x aa.

Câu 12: Kết thúc quá trình giảm phân, NST trong mỗi tế bào con là

  • A. đơn bội và trạng thái kép.
  • B. lưỡng bội và trạng thái kép.
  • C. đơn bội và trạng thái đơn.
  • D. lưỡng bội và trạng thái đơn.

Câu 13: Trong tế bào của người bị bệnh Đao có

  • A. ba NST 21
  • B. một NST 21
  • C. ba NST 23
  • D. một NST 23

Câu 14: Ruồi giảm có 2n = 8. Tại kì sau của quá trình nguyên phân số lượng NST trong tế bào là

  • A. 8 NST kép.
  • B. 16 NST đơn
  • C. 8 NST đơn
  • D. 16 NST kép.

Câu 15: Trong chăn nuôi và trồng trọt, có những biện pháp nào sau đây có thể tăng năng suất vật nuôi và cây trông?

(1) Chọn giống có mức phản ứng rộng về tính trạng năng suất.

(2) Cho lai tạo với các giống ngoại nhập nhằm cải tạo kiêu gen.

(3) Áp dụng những biện pháp kĩ thuật chăm sóc tốt.

(4) Dùng tác nhân gây đột biến đê làm thay đổi kiểu gen.

  • A. (1),(2),(3).
  • B. (2),(3)(4).
  • C. (1),(3),(4)
  • D. (1),(2),(4)

Câu 16:Việt Nam đã nhân giống vô tính thành công ở:

  • A. cá trạch
  • B. cá chép
  • C. cá ba sa
  • D. cá rô phi

Câu 17: Prôtêin có chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất vì

  • A. các hoocmôn điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể có bản chất là prôtêin.
  • B. màng sinh chất là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất của tế bào có ban chất là prôtêin.
  • C. các enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong quá trình trao đổi chất của tế bào có bản chất là prôtêin.
  • D. prôtêin là thành phần quan trọng câu trúc nên các bào quan trong đó có bào quan thực hiện quá trình trao đổi chất.

Câu 18: Khi nói về trẻ đồng sinh, những nhận định nào sau đây đúng?

(1) Những trẻ đồng sinh cùng trứng, mọi đặc điểm ngoại hình đều giống nhau.

(2) Những trẻ đồng sinh cùng trứng luôn có cùng giới tính và cùng nhóm máu.

(3) Những trẻ đồng sinh khác trứng sẽ có đặc điểm ngoại hình khác nhau.

(4) Những trẻ đồng sinh khác trứng luôn khác nhau về giới tính và nhóm máu.

  • A. (1),(2).
  • B. (2),(4)
  • C. (1),(3)
  • D. (3),(3).

Câu 19: Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khác nhau về

  • A. đặc tính vật lí, hoá học và sinh học.
  • B. số lượng loài và thành phần loài sinh vật. 
  • C. môi trường sống và các nhân tố sinh thái. 
  • D. quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng. 

Câu 20: Những chức năng của tuần hoàn trong trao đối chất và năng lượng là 

(1) vận chuyển máu đến tận tế bào của cơ thể 

(2) nhả khí $O_{2}$ cho tế bào và thu nhận khí $CO_{2}$ từ tế bào

(3) nhả khí $CO_{2}$ cho phế nang và thu nhận khí $O_{2}$ từ phế nang. 

(4) lây khí $O_{2}$ từ ngoài vào và thải khí $CO_{2}$ ra khỏi cơ thể

  • A. (1), (2) và (3).
  • B. (2), (3) và (4).
  • C. (1), (3) và (4).
  • D.(2). (3) và (4). 

Câu 21: Sản phẩm bài tiết của thận là

  • A. mồ hôi.
  • B. phân.
  • C. nước tiểu.
  • D. chất thải

Câu 22: Ở thế hệ xuất phát (P) có 100% cá thể mang kiểu gen Aa, qua hai thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ dị hợp Aa trong quần thể là:

  • A. 50%
  • B. 75%
  • C. 25%
  • D. 12,5%

Câu 23: Tập hợp sinh vật nào dưới đây không phải là quần thể sinh vật?

  • A. Những con trâu rừng Bizon.
  • B. Những con cá trong hồ
  • C. Rừng thông Đà Lạt.
  • D. Những cây đước rừng U Minh

Câu 24: Các cả thể trong quần thể được chia thành những nhóm tuổi nào sau đây?

(1) Tuổi thành thục

(2) Tuổi đang sinh sản

(3) Tuổi sơ sinh

(4) Tuổi trước sinh sản

(5) Tuổi sau sinh sản

(6) Tuổi ấu trùng

  • A. (1), (2) và (3).
  • B. (2), (3) và (6).
  • C. (2). (4) và (5).
  • D.(3). (5) và (6).

Câu 25: Nếu không thụ thai, thân nhiệt cơ thể nữ giới có thể giảm là do

  • A. tăng hàm lượng ơstrôgen trong máu.
  • B. tăng hàm lượng prôgestêrôn trong máu.
  • C. giảm hàm lượng ơstrôgen trong máu
  • D. giảm hàm lượng prôgestêrôn trong máu

Câu 26: Enzim amilaza do tuyến nước bọt tiết ra xúc tác cho quả trình biến đổi tinh bột trong thức ăn thành loại đường nào sau đây?

  • A.Saccarôzơ.
  • B. Glucôzơ.
  • C. Mantôzơ.
  • D. Fructôzơ.

Câu 27: Ngăn nào của tim tạo ra công lớn nhất?

  • A. Tâm thất phải.
  • B. Tâm thất trái.
  • C. Tâm nhĩ phải.
  • D. Tâm nhĩ trái.

Câu 28: Trong một hệ sinh thái, mỗi loài sinh vật

  • A. thường bị khống chế bởi số lượng cá thể của một hoặc vài loài khác.
  • B. chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhật định.
  • C. chỉ thuộc một bậc dinh dưỡng nhất định.
  • D. có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau của một chuỗi thức ăn. 

Câu 29: Nếu các gen trội hoàn toàn so với gen lặn. Những phép lai nào sau đây có thể cho tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình đều là 1:1?

(1) Aabb x aaBb    (2) AaBB x aabb    (3) AaBb x Aabb

(4) AABbxAabb      (5) AABB x aaBb    (6) Aabb x aaBB

  • A. (1), (2).
  • B. (3), (6).
  • C. (4), (5).
  • D. (2), (6).

Câu 30: Ý nghĩa của quy luật phân li là

  • A. nhằm xác định tính trạng trội, lặn.
  • B. kiểm tra độ thuần chủng của giống.
  • C. xác định tính chất di truyền của tính trạng.
  • D. xác định mức độ phân li của tính trạng.

Câu 31: Những hội chứng, bệnh di truyền nào sau đây do đột biên NST gây ra?

(1) Bệnh bạch tạng. (2) Hội chứng mèo kêu.

(4) Bệnh mù màu. (5) Bệnh Đao.

(6) Hội chứng Tơcnơ.

  • A. (1),(2),(3).
  • B. (3).(4),(6)
  • C. (2).(5),(6)
  • D. (2).(4).(6)

Câu 32: Các sản phâm thải chủ yêu của cơ thể là

(1) Mồ hôi (2) Muối (3) Nước 

(4) Khí $CO_{2}$ (5) Khi $O_{2}$ (6) Nước tiểu

  • A. (1), (2) và (3).
  • B. (1). (4) và (6).
  • C. (1),(2) và (4).
  • D. (3), (4) và (5). 

Câu 33: Khi nói về đặc điểm của hệ nội tiết có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?

(1) Điều hoà quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng.  

(2) Chúng tác động thông qua đường máu chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.

(3) Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là các hoocmôn. 

(4) Trong số các tuyến có tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết, vừa là tuyến nội tiết. 

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 34: Luật Bảo vệ Môi trường có quy định về việc khai thác rừng, bao gồm:

  • A. Cấm khai thác bừa bãi, không khai thác rừng đầu nguồn.
  • B. Hạn chế khai thác rừng đầu nguồn, nghiêm cấm khai thác rừng thứ sinh.
  • C. Cấm khai thác bừa bãi rừng đầu nguồn và rừng trồng.
  • D. Nghiêm cấm khai thác rừng và các động vật quý hiếm.

Câu 35: Phương pháp nào sau đây không được áp dụng trong nghiên cứu đi truyền học người?

  • A. Nghiên cứu phả hệ
  • B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
  • C. Phương pháp lai phân tích
  • D. Nghiên cứu tế bào.

Câu 36: Người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi đề biểu diễn

  • A. tỉ lệ giới tính của quần thể.
  • B. mật độ của quần thể.
  • C. kích thước của một quần thể.
  • D. thành phần nhóm tuổi của quần thể.

Câu 37: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Các điều kiện sống của môi trường thay đổi ảnh hưởng tới số lượng cá thể của quần thể.

(2) Khi khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao.

(3) Điều kiện sống càng tốt, số lượng cá thể càng đông do vậy khu phân bố của quần thể được mở rộng.

(4) Khi số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiểm, nơi ở và nơi sinh san chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.

(5) Mật độ quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng.

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (2). (3). (4). (5).
  • C. (1), (2), (4), (5).
  • D. (1). (3), (4), (5)

Câu 38: Hiện tượng tự tỉa thưa của cây lúa trong ruộng lúa là kết quả của

  • A. cạnh tranh cùng loài.
  • B. cạnh khác khác loài.
  • C. thiếu chất dinh dưỡng
  • D. sâu bệnh phá hại.

Câu 39: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quân thể (M,N và P) thuộc loài thu được kết quả như sau:

Quần thểMSố lượng cá thể của nhóm
Tuổi trước sinh sảnTuổi đang sinh sảnTuổi sau sinh sản
M15015070
N200150100
P150220250

Kết luận nào sau đây sai?

  • A. Quần thể M có tháp tuổi dạng ồn định.
  • B. Số lượng cá thể của quần thể N đang trong giai đoạn tăng lên.
  • C. Nếu khai thác với mức độ lớn như nhau thì quần thể P sẽ khôi phục nhanh nhất.
  • D. Quần thể M có kích thước nhỏ nhất trong 3 quần thể trên.

Câu 40: Biện pháp nào sau đây giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước? :

  • A. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư.
  • B. Cần thải nước thải chưa xử lí ra các nguồn nước ngầm và nước mặt.
  • C. Không sử dụng thuôc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và chất độc hoá học.
  • D. Hạn chế tàu thuyền đi lại trên sông, hồ và trên biển.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác