Tắt QC

Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 5)

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn sinh học 12 đề 5. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào:

  • A.đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
  • B.đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
  • C.đặc điểm địa lí, khí hậu 
  • D.đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu

Câu 2: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng: 

  • A.vùng nhiệt đới 
  • B.vùng ôn đới  
  • C.vùng cận Bắc cực 
  • D.vùng Bắc cực

Câu 3: Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ: 

  • A.vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
  • B.vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
  • C.vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
  • D.vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu

Câu 4: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là: 

  • A.năng lượng gió 
  • B.năng lượng điện
  • C.năng lượng nhiệt
  • D.năng lượng mặt trời

Câu 5: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là: 

  • A.càng giảm
  • B.càng tăng
  • C.không thay đổi
  • D.tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng

Câu 6: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? 

  • A.10%  
  • B.50%   
  • C.70%  
  • D.90%

Câu 7: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua: 

  • A.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
  • B.quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
  • C.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
  • D.quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã

Câu 8: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất ($2,1.10^{6}$ calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 ( $1,2.10^{4}$ calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 ($1,1.10^{2}$ calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 ($0,5.10^{2}$ calo)

  • A.0,57% 
  • B.0,92% 
  • C.0,0052% 
  • D.45,5%

Câu 9: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 ($1,2.10^{4}$ calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 ($1,1.10^{2}$ calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 ($0,5.10^{2}$ calo) 

  • A.0,57% 
  • B.0,92% 
  • C.0,0052% 
  • D.45,5%

Câu 10: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: Sinh vật sản xuất ($2,1.10^{6}$ calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 ($1,2.10^{4}$ calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 ($1,1.10^{2}$ calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 ($0,5.10^{2}$ calo) 

  • A.0,57% 
  • B.0,92% 
  • C.0,0052% 
  • D.45,5%

Câu 11: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

  • A.Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
  • B.Do nhu cầu sống khác nhau
  • C.Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
  • D.Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng

Câu 12: Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là:

  • A.đặc điểm của quần xã  
  • B.đặc trưng của quần xã
  • C.cấu trúc của quần xã  
  • D.thành phần của quần xã

Câu 13: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:

  • A.diễn thế nguyên sinh  
  • B.diễn thế thứ sinh
  • C.diễn thế phân huỷ   
  • D.biến đổi tiếp theo

Câu 14: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là:

  • A.diễn thế nguyên sinh  
  • B.diễn thế thứ sinh
  • C.diễn thế phân huỷ   
  • D.biến đổi tiếp theo

Câu 15: Diễn thế sinh thái là: 

  • A.quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường
  • B.quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
  • C.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
  • D.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 16: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:

  • A.diễn thế nguyên sinh  
  • B.diễn thế thứ sinh
  • C.diễn thế phân huỷ   
  • D.diễn thế nhân tạo

Câu 17: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ nào?

  • A.Quan hệ cộng sinh   
  • B.Quan hệ hội sinh
  • C.Quan hệ hợp tác   
  • D.Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Câu 18: Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là: 

  • A.động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường
  • B.nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác.
  • C.nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y
  • D.sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn

Câu 19: Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh:

  • A. tuổi thọ quần thể.   
  • B. tỉ lệ giới tính.
  • C. tỉ lệ phân hoá.    
  • D. tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi.

Câu 20: Tuổi sinh lí là: 

  • A.thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
  • B.tuổi bình quân của quần thể.
  • C.thời gian sống thực tế của cá thể.   
  • D.thời điểm có thể sinh sản.

Câu 21:Tuổi sinh thái là: 

  • A.tuổi thọ tối đa của loài.            
  • B.tuổi bình quần của quần thể.
  • C.thời gian sống thực tế của cá thể.
  • D.tuổi thọ do môi trường quyết định.

Câu 22: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là: 

  • A.tuổi sinh thái. 
  • B.tuổi sinh lí. 
  • C.tuổi trung bình. 
  • D.tuổi quần thể.

Câu 23: Tuổi quần thể là: 

  • A.tuổi thọ trung bình của cá thể.  
  • B.tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
  • C.thời gian sống thực tế của cá thể. 
  • D.thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.

Câu 24: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:  

  • A.tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. 
  • B.dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
  • C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. 
  • D.tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Câu 25: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:  

  • A.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
  • B.làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
  • C.duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
  • D.tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 26: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: 

  • A.điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  • B.điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  • C.điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  • D.các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.

Câu 27: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là: 

  • A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
  • B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
  • C. giảm cạnh tranh cùng loài. 
  • D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.

Câu 28: Mật độ của quần thể là: 

  • A.số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
  • B.số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.
  • C.khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
  • D.số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 29: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ? 

  • A. Rái cá trong hồ.
  • B. Ếch nhái ven hồ. 
  • C. Ba ba ven sông.
  • D. Khuẩn lam trong hồ.

Câu 30: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:

  • A. tăng dần đều. 
  • B. đường cong chữ J. 
  • C. đường cong chữ S.     
  • D. giảm dần đều.

Câu 31: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: 

  • A.tăng dần đều.           
  • B.đường cong chữ J. 
  • C.đường cong chữ S.      
  • D.giảm dần đều.

Câu 32: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là:

  • A.thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế.
  • B.các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.
  • C.thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể.
  • D.xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản.

Câu 33: Kích thước của một quần thể không phải là:

  • A.tổng số cá thể của nó.
  • B.tổng sinh khối của nó.
  • C.năng lượng tích luỹ trong nó.
  • D.kích thước nơi nó sống.

Câu 34: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

  • A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
  • B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
  • C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
  • D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.

Câu 35: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:

  • A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
  • B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
  • C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
  • D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.

Câu 36: Các cực trị của kích thước quần thể là gì? 1. Kích thước tối thiểu.     2. Kích thước tối đa.      3.Kích thước trung bình.     4. Kích thước vừa phải.  Phương án đúng là:

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 1, 2.
  • C. 2, 3, 4.
  • D. 3, 4.

Câu 37: Kích thước của quần thể sinh vật là:

  • A.số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
  • B.độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
  • C.thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
  • D.tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.

Câu 38: Xét các yếu tố sau đây: I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể . III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:

  • A. I và II.
  • B. I, II và III.
  • C. I, II và IV.
  • D. I, II, III và IV.

Câu 39: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:

  • A. kích thước tối thiểu.
  • B. kích thước tối đa.
  • C. kích thước bất ổn.
  • D. kích thước phát tán.

Câu 40: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:

  • A. dưới mức tối thiểu.
  • B. mức tối đa.
  • C. mức tối thiểu.
  • D. mức cân bằng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác