Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 CD: Đề tham khảo số 1
Đề tham khảo số 1 giữa kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Phần 1: Đọc hiểu (3,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Ngữ Văn, tập 2, Cánh Diều)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên thuộc văn bản nào, của tác giả nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 3 (1 điểm): Nêu nội dung đoạn văn trên? Ai là người kể chuyện?
Câu 4 (1 điểm): Qua đoạn trích, em thấy nhân vật Dế Mèn hiện lên như thế nào?
Câu 5 (0.5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của từ láy được sử dụng trong các câu sau:
- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
- Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
- Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
Phần 2: Tạo lập văn bản (6.5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.
Câu 2 (4.5 điểm): Em hãy tưởng tượng mình là nhân vật que diêm trong Cô bé bán diêm của An-đéc-xen để kể lại câu chuyện này theo một cách kết thúc khác.
|
BÀI LÀM:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
|
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN 6
Phần 1: Đọc hiểu (3.5 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | Đoạn văn thuộc văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài. | 0.5 điểm |
Câu 2 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: miêu tả | 0.5 điểm |
Câu 3 | - Nội dung nói về bức chân dung tự họa của Dế Mèn (miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn) - Người kể: Dế Mèn. |
1 điểm |
Câu 4 | - Nhân vật Dế Mèn:
| 1 điểm |
Câu 5 | - Các từ láy: Phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch. - Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn; làm câu văn thêm hay hơn, sinh động hơn.. | 0.5 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (6.5 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Hình thức đoạn văn: + Đảm bảo hình thức một đoạn văn, quy tắc chính tả. + Diễn đạt mạch lạc, có sáng tạo. - Nội dung đoạn văn: + Mở đoạn: Giới thiệu chuyến đi đáng nhớ của em + Thân đoạn: Kể lại chuyến đi đáng nhớ của em
+ Kết đoạn: Cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi đáng nhớ đó. | 2.0 điểm |
Câu 2
| Mở bài: - Que diêm giới thiệu về sự xuất hiện của mình. - Bằng lời que diêm, dẫn dắt vào câu chuyện (là vật luôn bên cạnh cô bé nên chúng tôi hiểu và thương cảm cho câu chuyện cuộc đời cô). | 0.5 điểm |
a. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm - Cô bé tâm sự với chúng tôi về hoàn cảnh trong quá khứ của mình: + Mẹ mất sớm, ở với cha, cha và bà nội + Bà nội mất, gia sản tiêu tán, cô phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn để chui rúc vào xó tối, lạnh buốt, thường xuyên nghe lời chửi rủa của cha, phải đi bán những que diêm chúng tôi để được kiếm sống. → Chúng tôi rất thương cảm cho cảnh ngộ của cô gái nhỏ bé. - Chúng tôi tận mắt chứng kiến cuộc sống thực tại của cô bé: + Đêm đông lanh buốt, ngoài trời tối tăm cô bé vẫn đầu trần chân đất đi ngoài đường. + Cô không dám về nhà vì sợ cha đánh mắng bởi cả ngày hôm nay hôm nay cô không kiếm được một xu nào. + Cô bé ngồi nép trong góc tường hai chân thu lại, trời mỗi ngày một lạnh → Chứng kiến hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé, anh em chúng tôi vô cùng xót xa. b. Những lần quẹt diêm của cô bé Chúng tôi bàn bạc nhau và quyết định đem đến những phép màu cho cô bé, dù là những mộng tưởng tạm thời. - Thấy cô bé lạnh buốt, một anh bạn trong chúng tôi đã dùng ngọn lửa mình tạo ra đem đến cho cô bé mộng tưởng về một chiếc lò sưởi. - Ngọn lửa tắt, cô bé trở về với hiện thực, chúng tôi lại dùng ánh sáng của mình đem đến cho cô bé mộng tưởng về một bữa ăn sang trọng, thịnh soạn. - Sức chúng tôi có hạn, ngọn lửa nhanh chóng tắt đi, chúng tôi vẫn tiếp tục nỗ lực đem đến mộng ước cho cô bé về một cây thông nô-en. - Biết những thứ vật chất đó chưa đủ để xoa dịu nỗi đau của cô bé, chúng tôi quyết định biến hóa lần thứ tư, đem đến giấc mộng cho cô bé về người bà mà cô kính yêu và thương nhớ nhất. Cuộc gặp gỡ này vô cùng xúc động. - Chúng tôi chỉ có thể đem lại niềm vui cho cô bé trong khoảnh khắc, cô bé nhanh chóng quay trở về với thực tại đau buồn. Để níu kéo bà, cô bé đã đốt anh bạn cuối cùng trong bao diêm. Cuối cùng cô đã cùng bà bay lên trời xanh, chúng tôi không thể cản được. c. Cái chết của cô bé bán diêm - Tận mắt chứng kiến cái chết của cô bé, chúng tôi rất đau buồn - Sáng hôm sau, chúng tôi chỉ còn là những tàn diêm xung quanh cô bé, cô đã ra đi rất thanh thản đôi má còn hồng đôi môi còn đang mỉm cười. - Những người qua đường chỉ biết cô bé chết vì đói rét, không ai có thể biết được những điều kì diệu mà đêm qua chúng tôi và cô bé đã cùng trải qua. | 3.5 điểm | |
Kết bài: - Những que diêm nói lời kết cho câu chuyện bằng những suy nghĩ, tình cảm cảm xúc về cuộc đời của cô gái nhỏ bé, tội nghiệp. | 0.5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | CỘNG | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||
Bài học đường đời đầu tiên
Số câu: 4 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% | Nhận diện được văn bản đã học | - Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích - Nêu ngôi kể và nội dung của đoạn trích. | Nêu hiểu biết về nhân vật Dế Mèn thông qua đoạn trích |
|
| ||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | |||||||
Tiếng Việt
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Mở rộng chủ ngữ trong câu |
| |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | |||||||||
Tập làm văn
Số câu: 2 Số điểm: 6.5 Tỉ lệ: 65% | Viết một đoạn văn ngắn kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em. | Kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm theo lời kể nhân vật que diêm | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 4.5 Tỉ lệ: 45% | ||||||||
Tổng số câu: 7 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%
| 1 0.5đ 5% | 2 1.5đ 15% | 3 3.5đ 35% | 1 4.5đ 65% | 7 10đ 100% |
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều Đề tham khảo số 1, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 CD, đề thi Ngữ văn 6 giữa kì 2 Cánh diều Đề tham khảo số 1
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận