Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 5

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Câu 1 (1.0 điểm): Sáu câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? 

Câu 2 (1.0 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 4 (1.0 điểm): Từ “xuân” trong câu thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”

Câu 5 ( 1.0 điểm): Bút Pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Anh chị hãy phân tích tác phẩm Vào chùa gặp lại của nhà văn Nguyễn Minh Chuyên.

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

6 câu thơ trên là đoạn trích trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du.

Câu 2:

Nội dung chính của đoạn trích là bức tranh tâm trạng của Kiều trong những ngày cô đơn nơi xứ Ngưng Bích.

Câu 3:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là biểu cảm và miêu tả

Câu 4:

Từ “xuân” trong hai câu thơ “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” được dùng theo nghĩa chuyển. Chỉ về tuổi thanh xuân của người con gái.

Câu 5:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên là: Đây là một phong cách nghệ thuật được sử dụng để miêu tả các cảnh ngụ tình.

  • B. PHẦN VIẾT

Câu 1:

"Vào chùa gặp lại" của nhà văn Minh Chuyên nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đội, hành quân tiến vào chiến trường. Kết thúc cuộc chiến tranh, ở quê hương Thái Bình của nhà văn Minh Chuyên, đã có một nữ quân nhân may mắn sống sót và trở về, đặc biệt cô gái ấy đã không xây dựng cho mình một tổ ấm nhỏ mà đã đưa ra quyết định xuống tóc đi tu.

Đã từng có có phóng viên hỏi rằng: “Thưa nhà văn Minh Chuyên căn nguyên nào khiến ông suốt một đời văn chỉ viết một đề tài hậu chiến?

Minh Chuyên đáp: “Mười năm công tác và chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, sống trong đạn bom, tôi chỉ bị thương mà không chết. Trong khi đó, đồng đội của tôi hầu hết đã hy sinh và bị thương rất nặng. Tôi được hưởng cuộc sống hoà bình. Bạn bè và đồng đội tôi hầu hết không được trở về. Những người được trở về thì thương tích đầy mình. Bệnh tật, thương tật và di chứng chiến tranh đã biến họ thành những con người bất hạnh. Tôi dẫu có suốt đời viết về họ, ngợi ca hành động anh hùng của họ và bênh vực họ khỏi những nỗi oan khiên cũng không bao giờ hết, không bao giờ trả hết được ân nghĩa của đồng đội đã hết lòng vì nước, vì dân”.

Thật vậy, Minh Chuyên đã chứng minh lời nói đó qua hành động của mình, chỉ riêng trong bút ký "Vào chùa gặp lại", nhà văn đã điểm mặt tới hơn ba chục người. Gồm những gương mặt đã có công rất lớn trong sự nghiệp nước nhà như sư bác Đỗ Thị Vui, sư thầy Đào Thị Ngọc Hân, sư bác Nguyễn Thị Chiêm, sư thầy Vũ Thị Mừng, ni trưởng Lương Đàm Thanh sư bác Bùi Thị My, sư bác Trương Thị Minh, sư thầy Nguyễn Thị Phương, sư thầy Phạm Thu Thủy, sư thầy Đoàn Thị Hoa,…

Mỗi người là thành viên của một đơn vị, họ phụ trách trên những chiến trường khác nhau. Dù vậy họ rất giống nhau khi đều là những chiến sĩ anh dũng, họ mạnh mẽ chiến đấu hết mình trên chiến trường khắc nghiệt và đa số những con người ấy đều mang trong mình những dấu vết của chiến tranh để lại, để ca ngợi công lao to lớn của những nữ chiến sĩ anh dũng ấy. Dành quá nửa thanh xuân cho đất nước, có người vì quá lứa lỡ thì, nhan sắc đã dần phai mòn theo thời gian, hay chẳng còn quan tâm tới chuyện hạnh phúc vợ chồng. Trong số đông, rất nhiều nữ quân nhân đã từng bị nhiễm chất độc màu da cam, có lẽ phần lớn chính bởi lí do đấy mà khi nghĩ tới cảnh tượng lấy chồng rồi khi sinh ra những đứa con dị dạng, là một người mẹ, họ sẽ đau lòng thế nào khi đứa trẻ mình mang nặng chín tháng mười ngày sẽ là một gánh nặng cho gia đình và cho xã hội mà họ đã quyết định tìm đến cửa Phật. Vào chùa họ xuống tóc trở thành một nữ tu, ngày ngày siêng năng kinh bổn, tu đắc đạo dù vậy trong lòng họ nào đâu đã yên, họ vẫn tìm đủ mọi cách để giúp đời, giúp người. Họ tự nuôi sống mình, tự trồng trọt chăn nuôi, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn, cưu mang nuôi dưỡng những đứa bị bỏ rơi, bị trẻ tàn tật, chăm sóc những người già không nơi nương tựa, …

Trong cuốn bút ký ấy, nhà văn dành rất nhiều trang sách để nói về sư thầy Lương Thị Thân - Thích Đàm Thân – là một cô gái quê ở Thái Bình xinh đẹp, có học vấn tốt, từng là một sĩ quan công tác tại trạm quân y, sau đó cô chuyển sang là người phụ trách trạm xá của trung đoàn 8. Đã không biết bao lần cận kề với cái chết, nhưng lần đáng sợ khiến cô không thể quên được là khi Thân tham gia chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 1975. Trong khi cùng đoàn xe di chuyển từ Lao Bảo - Quảng Trị về dốc Chu Linh thì bất chợt gặp máy bay địch đánh phá. Đoàn xe bị tổn hại nặng nề, bị trúng bom, bốc cháy, rơi xuống vực. Còn Thân đã bị bất tỉnh cùng ba vết thương trên đầu, ở đầu gối và cột sống.

Thân may mắn được cứu sống, được hai chiến sĩ đưa tới một trạm phẫu dã chiến, họ khiêng cô đi, một trong hai người đã hiến máu cố. Nhưng biến cố ập tới khi hai chiến sĩ đó từ trạm phẫu trở về doanh trại, họ gặp pháo bầy, cả hai đều đã hy sinh, khiến Thân cứ day dứt mà khóc thương.

Gia đình ở nơi đặt trạm phẫu họ rất sùng đạo Phật. Vì vậy khi nằm dưỡng thương. Thân đã có một thời gian được nghe tiếng tụng kinh, ban đầu cô lẩm nhẩm học theo, với mong muốn cầu nguyện cho vong linh hai người chiến sĩ cùng những đồng đội được yên nghỉ.

Khi phục viên trở về quê, Thân đã quyết định tìm đến cửa Phật, xuống tóc đi tu. Đã có một người đàn ông tới hỏi cưới, nhưng cô chẳng đồng ý“ Thân chối từ mãi, Quân vẫn van vi, tha thiết khuyên cô xa rời cõi hư vô về với tổ ấm gia đình” Vậy nên Thân chỉ đành “Nói rõ thân phận của mình, nói cái điều mà cô chưa hề thổ lộ cùng ai. Đó là do hậu quả di chứng chất độc da cam và vết thương cột sống. Nó thường xuyên làm nửa người phía dưới của Thân tê dại. Bác sĩ đã kết luận Thân không còn khả năng... Thân không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân được. Chỉ có ở nơi hư vô cửa Phật, lỏng Thân mới bớt nỗi sầu đau.”

“Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Minh Chuyên- người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Chỉ vì khai phá những vấn đề chưa có nhiều người đụng đến mà không ít lần tác giả đã gặp nhiều hà, nhưng rồi công lý, lẽ phải đã thuộc về ông. Ông được nhân dân ủng hộ ông, từ đó đã tạo cho ông nguồn động lực lớn để sáng tác thêm nhiều bút ký khác.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 cánh diều, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác