Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 4

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”

Có cô Tấm náu mình trong quả thị,

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

 

Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất

“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng

Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.

Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.

 

Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu

Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.

Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,

Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng…

(Trích Bài thơ Quê Hương – Nguyễn Bính)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Kể tên ít nhất 2 truyện cổ hoặc 2 câu ca dao được gợi nhớ trong khổ thơ 1 và 2.

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ

Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?

B. PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với những di sản tinh thần của dân tộc?

Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du.

Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng giò bất kỳ

Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Ngày xuân em hãy còn dài,

xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt của văn bản: Biểu cảm

Câu 2:

Ba truyện cổ tích được gợi ra trong khổ 1: Cây khế, Tấm Cám, Thạch Sanh.

Câu 3:

- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ - Biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp ngữ

- Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu. Qua đó nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc, quê hương. - Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu. Qua đó nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc, quê hương.

Câu 4:

Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào.

  • B. PHẦN VIẾT

Câu 1:

Việt Nam được biết đến là đất nước nghìn năm văn hiến với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, riêng biệt. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những bản sắc đó là trách nhiệm của mọi công dân nói chung đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là những giá trị truyền thống văn hóa riêng biệt vốn có của một vùng lãng thổ, một quốc gia đã có từ lâu đời được con người bảo vệ, giữ gìn và phát huy. Bản sắc văn hóa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung và đối với con người nói riêng. Có bản sắc văn hóa dân tộc, con người mới có thể phân biệt được vùng, miền, lãng thổ; từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn quê hương, mảnh đất của mình và giúp nó phát triển bền đẹp, vững mạnh hơn. Có bản sắc văn hóa dân tộc, con người mới có sự giao lưu, hòa hợp với nhau trong cuộc sống thông qua những phong tục tập quán. Bả sắc văn hóa dân tộc quan trọng là thế, chúng ta không thể phủ nhận. Là những người công dân trẻ của đất nước, chúng ta cần có ý thức tìm tòi, học hỏi, tiếp thu những giá trị bản sắc văn hóa vốn có, từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị đó ngày càng đẹp đẽ hơn, vươn xa hơn, không ngừng quảng bá đến bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, ta cũng cần thẳng thắn phê phán, chỉ trích những người có lối sống lai căng, pha tạp, chạy theo những giá trị văn hóa phương tây mà bỏ quên đi truyền thống của quê hương, đất nước mình. Một lần được sống, hãy làm tròn bổn phận của một người công dân bằng cách giữ cho đất nước được trọn vẹn giá trị tốt đẹp đã được gây dựng từ trước. Đất nước này là của chúng ta, nền văn hóa này là của chúng ta, hãy sớm thức tỉnh và làm nhiều điều có ích hơn nữa để quê hương ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.

Câu 2:

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc với rất nhiều những tuyệt tác nghệ thuật đồ sộ đóng góp vào nền văn học Việt Nam. Trong đó, Truyện Kiều là một tác phẩm kiệt xuất của tác giả Nguyễn Du. Trong bài, ông viết về thân phận phụ nữ, hình ảnh những người con gái hiện lên trong từng trang viết đều chịu những thiệt thòi với kiếp đời tài hoa bạc mệnh. Thúy Kiều trở thành nhân vật không chỉ tiêu biểu cho vẻ đẹp tài sắc mà nàng còn là hiện thân của những đau khổ, bất hạnh đó mà xã hội phong kiến đã gây ra cho người phụ nữ. Và trong đoạn trích “Trao duyên” với mười hai đầu đã cho thấy những bi kịch trong cuộc đời Kiều, bị kịch về cả tình yêu và số phận, cũng là điểm khởi đầu cho quãng đời mười lăm năm lưu lạc đầy khổ đau chốn phương xa của Thúy Kiều. Đoạn mở đầu như là lời nức nở nghẹn ngào khi phải trao mối tình duyên của Thúy Kiều cho người em Thúy Vân.

Mối tình của nàng Thúy Kiều với Kim Trọng đang sâu đậm, thế nhưng vì một tai họa ập xuống gia đình, đứng trước tình cảnh đó, Kiều đành phải bán mình chuộc cha và em trai ra khỏi chốn lao tù. Nàng buộc phải hi sinh mối tình của mình với Kim Trọng, khi nghĩ đến tình yêu son sắt, mối nhân duyên trời ban của mình, để không phụ tấm chân tình mà Kim Trọng dành cho mình, Thúy Kiều đã trao duyên cho người em gái của mình là Thúy Vân trong mười hai câu thơ đầu đoạn trích. Trao duyên cho em là một quyết định vô cùng khó khăn, nàng đã trắng đêm suy nghĩ và dùng hành động, ngôn ngữ để thuyết phục Thúy Vân:

“Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi lại thưa”

Những lời lẽ chân tình, thuần hậu cùng với những hành động rất trân trọng mà Thúy Kiều dành cho người em gái của mình. Ở đây, Nguyễn Du sử dụng từ đặc sắc “cậy” chứ không phải từ nhờ cho thấy sự tin tưởng, gửi gắm hi vọng, nhờ vả tin cậy của Kiều vào sự giúp đỡ của em. Lời khẩn cầu vừa mang ý tứ nhờ vả vừa có sự thấp thỏm mong ngóng lời đồng ý “có chịu lời”. Từ "chịu" như một sự nài nỉ, mong cầu em thương cảm, nhún nhường mà chấp nhận đồng thời như một lời báo trước về việc mà mình sắp nói ra đây sẽ rất khó xử với Vân vì nàng không thể từ chối. Bên cạnh ngôn ngữ, Thúy Kiều còn thuyết phục Thúy Vân bằng hành động "Lạy" - "thưa" để giãi bày tâm sự với em gái. Điều này chứng tỏ sự nghiêm túc, thật tâm khẩn cầu của Thúy Kiều. Lạy là hành động trang nghiêm trịnh trọng trong khi đó tư thế của nàng là hạ mình hàm ý sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm Thúy Vân qua từ "thưa". Thúy Kiều rất khéo léo khi thấu hiểu sự thiệt thòi của em để dùng từ ngữ tạo nên một bầu không khí trao duyên trang trọng. Từng từ ngữ câu nói thốt ra đều được Thúy Kiều cân nhắc kĩ càng, chọn lọc. Cái tinh tế trong nội tâm nhân vật được Nguyễn Du diễn tả một cách rất thông minh khéo léo.

Kiều bộc bạch về tình cảnh xót xa của mình với em gái:

"Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em."

Thành ngữ “đứt gánh tương tư” cho thấy tình duyên dang dở của Thúy Kiều nhưng nàng ở vào tình cảnh khó lựa chọn buộc phải nhờ em. Đứng giữa bên hiếu và bên tình, nàng lựa chọn việc trao duyên. Nguyễn Du tinh tế khi sử dụng từ "keo loan" thể hiện sự thấu hiểu của Thúy Kiều khi trao duyên cho em. Nhung nàng băn khoăn Kim Trọng và Thúy Vân bị lỡ làng nhân duyên trong khi chính nàng mới là người chịu nhiều đau khổ thương tâm nhất. Cái ray rứt của Kiều về việc Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình, là tình thương em gái từ tận đáy lòng giờ phải chấp vá mối tình sâu lặng thay chị. Vì chữ hiếu, nàng phó mặc, ủy thác, ủy nhiệm cho Thúy Vân, giao toàn bộ trọng trách cho Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, tin tưởng tuyệt đối vào sự nhờ cậy nơi Vân về mối nhân duyên dang dở của mình. Câu thơ là tiếng xót xa cho chính bản thân mình, tâm trạng Kiều đau đớn.

Dù lòng không muốn nhưng Kiều buộc phải trao duyên lại cho em gái, lời thuyết phục khôn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của người em đối với chị của Thúy Vân. Nàng kể về mối tình mong manh dễ vỡ với chàng Kim:

"Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?"

Kiều nghẹn ngào xúc động kể với em những kỉ niệm xưa kia mong em thấu hiểu và cảm thông cho mình. Mối tình Kim - Kiều sâu nặng, đẹp đẽ trong quá khứ: + Điệp từ "khi" được lặp lại ba lần cùng với đó là từ chỉ thời gian: "ngày", "đêm" như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng, đâu phải tình cảm một sớm một chiều mà là tình cảm được vun đắp qua từng năm tháng. Hình ảnh ước lệ “hẹn ước, chén thề” khơi gợi những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung. Thế nhưng đó cũng là tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, sự tiếc thương về kết thúc của những kỉ niệm đẹp ấy và chuỗi ngày bi thảm mịt mù tiếp theo qua từ “Sóng gió bất kì”. Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế ngang trái, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình. Nàng đã tự mình chôn vùi tình cảm riêng tư, hạnh phúc của bản thân để báo hiếu cha mẹ. Những câu thơ vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa với mong muốn khiến Vân xúc động mà nhận lời.

Kiều nhắc đến tuổi trẻ, tình máu mủ và viện cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời:

"Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

Từ "ngày xuân" ẩn dụ cho tuổi trẻ. Thúy Kiều thuyết phục bằng lí lẽ ý nói Thúy Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước, vậy nên vì “Tình máu mủ”- tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình gắn bó giúp chị trả nghĩa chàng Kim. Kiều khéo léo thuyết phục Vân bằng tình cảm ruột thịt để em không thể chối từ. Phép đối được Nguyễn Du sử dụng khéo léo "tình máu mủ" - "lời nước non" thể hiện tình cảm sâu nặng. Và thành ngữ “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối” gợi tả dự cảm về tương lai, cái chết cùng sự cam lòng, mãn nguyện và thanh thản của Thúy Kiều. Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời. Đối với Kiều việc Thúy Vân chấp nhận lời nhờ cậy giống như một sự ban ơn " Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây".

Thông qua tất cả những lý lẽ thấu tình đạt lí mà Kiều đưa ra cho thấy Kiều là một người con gái thông minh và sắc sảo, đầy cảm xúc, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa. Đặc sắc nghệ thuật sử dụng trong 12 câu thơ đầu đoạn trích "Trao duyên" đó là từ ngữ tinh tế, tài tình, cách xử dụng thành ngữ dân gian, hình ảnh ẩn dụ cùng 6hủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ mang giọng thơ nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc; tất cả đã làm lên sự đặc sắc về mặt nội dung.

Qua đoạn trích, ta có thể thấy được xã hội phong kiến thối nát xưa và đặc biệt là hình tượng người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều. Mười hai câu thơ đầu đã góp một phần không nhỏ vào thành công của đoạn trích "Trao duyên" nói riêng và tác phẩm Truyện Kiều nói chung, tạo nên những dư âm khó phai trong lòng bạn đọc và cũng khẳng định được vị trí, tài năng và những đóng góp của Nguyễn Du cho nền văn học trung đại Việt Nam.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác