Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 2

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành,

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

Câu 1 (1.0điểm): Khái quát cảm nhận của Xuân Diệu về mùa thu qua hai khổ thơ trên.

Câu 2 (1.0 điểm): Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Phân tích những đặc sắc của hai câu thơ này.

Câu 3 (1.0 điểm): Nêu cảm nhận của anh/chị về câu “Đây mùa thu tới - mùa thu tới” và vai trò của câu thơ này trong khổ thơ.

Câu 4 (2.0 điểm): Đặc điểm thiên nhiên mùa thu ở khổ thơ thứ hai là gì? Nêu cảm nhận của anh/chị về đặc sắc của câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá”.

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Trình bày cảm nhận của anh chị sau khi đọc tác phẩm Sông Đáy của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Bức tranh thu qua cảm nhận của Xuân Diệu bao trùm vẻ ảm đạm, lạnh lẽo, từ đó toát lên vẻ đẹp hiu hắt của sự tàn lụi, chia li.

Câu 2:

- Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân cách hoá. Hình ảnh thơ vừa mang tính tạo hình vừa giàu tính biểu cảm... Lá liễu buông dài vừa được cảm nhận như tóc buồn vừa được ví như ngàn hàng lệ. Xuân Diệu vừa dựng tả dáng vóc vừa diễn tả chiều sâu tâm trạng của rặng liễu cuối thu.,. - Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân cách hoá. Hình ảnh thơ vừa mang tính tạo hình vừa giàu tính biểu cảm... Lá liễu buông dài vừa được cảm nhận như tóc buồn vừa được ví như ngàn hàng lệ. Xuân Diệu vừa dựng tả dáng vóc vừa diễn tả chiều sâu tâm trạng của rặng liễu cuối thu.,.

- Phân tích đặc sắc của hai câu thơ này, có thể chú ý thêm từ láy âm “đìu hiu”, cách gieo vần lưng liên tiếp (buông xuống), vần chân (tang, hảng)... - Phân tích đặc sắc của hai câu thơ này, có thể chú ý thêm từ láy âm “đìu hiu”, cách gieo vần lưng liên tiếp (buông xuống), vần chân (tang, hảng)...

Câu 3:

- Câu “Đây mùa thu tới - mùa thu tới” cất lời nhắc báo nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình. Lời reo vui khe khẽ hay cũng là tiếng thảng thốt giật mình. Câu thơ chứa nhiều tâm trạng: vừa vui trước mùa thu tới (với những vẻ sắc gợi cảm riêng) lại, vừa buồn, sợ bởi mùa thu sẽ qua, thời gian một đi không trở lại. - Câu “Đây mùa thu tới - mùa thu tới” cất lời nhắc báo nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình. Lời reo vui khe khẽ hay cũng là tiếng thảng thốt giật mình. Câu thơ chứa nhiều tâm trạng: vừa vui trước mùa thu tới (với những vẻ sắc gợi cảm riêng) lại, vừa buồn, sợ bởi mùa thu sẽ qua, thời gian một đi không trở lại.

- Nhân vật trữ tình gọi nhắc tới hai lần, chứng tỏ rất thiết tha, ấn tượng trước việc mùa thu tới. - Nhân vật trữ tình gọi nhắc tới hai lần, chứng tỏ rất thiết tha, ấn tượng trước việc mùa thu tới.

- Câu thơ này có vai trò như bản lề trong khổ thơ. Nó nối kết hai câu thơ trên với câu thơ dưới - những tín hiệu báo mùa thu tới. - Câu thơ này có vai trò như bản lề trong khổ thơ. Nó nối kết hai câu thơ trên với câu thơ dưới - những tín hiệu báo mùa thu tới.

Câu 4:

Khổ thơ miêu tả thiên nhiên vào thời gian cuối thu. Đặc điểm bao trùm cảnh vật ở đây là tàn lụi, lạnh lẽo. cần chú ý hình ảnh hoa, lá, sự biến chuyển sắc màu, cái lạnh ngấm vào tận xương của cành nhánh khô gầy...

Trong câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá”, nhà thơ liên tục sử dụng hai từ láy “run rẩy”, “rung rinh” như một sự lay động nhẹ của “nhánh khô gầy” khi có làn gió thoảng qua. Đó không phải chỉ là phiến lá run rẩy rung rinh trong gió lạnh mà đó còn là sự rung động của nhà thơ khi cảm nhận sự run rẩy của gió cuối thu trên mặt lá. Nhà thơ còn rất tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ và láy phụ âm “r” như truyền cảm giác cho người đọc. Chỉ với một câu thơ, Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy được sự tinh tế trong quan sát và nghệ thuật ngôn từ tài tình của ông.

  • B. PHẦN VIẾT

Câu 1:

Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đa tài của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người biết đến. “Sông Đáy” chính là một tác phẩm xuất sắc như thế của Nguyễn Quang Thiều. Bài thơ là tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông Đáy.

Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sông Đáy” cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông này. Cái riêng cái độc đáo trong bài thơ này, là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Sông Đáy có mối quan hệ mật thiết với tác giả, nó in sâu vào tâm trí, vào tim. Nhà văn có hình ảnh so sánh rất độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của mẹ. Con sông gắn liền với tuổi thơ tác giả, cung cấp nước tưới tiêu cây cỏ mà không cần báo đáp. Cũng giống như tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ với con. Nhớ đến con sông Đáy, là tác giả nhớ về người mẹ lam lũ chịu khó, cõng con trên lưng để đi làm việc. Nhà thơ lại lại kể tiếp về thế giới trong mơ của mình với tiếng cá quẫy, hình ảnh người mẹ đứng chờ.

Người con vừa vui sướng, vừa xót thương khi thấy hình ảnh ngóng của mẹ. Dù con có lớn, có đi đâu thì vẫn luôn có mẹ có điểm tựa đang chờ. Đó có lẽ là phần tình cảm thiêng liêng nhất mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. Sông Đáy còn gắn với ký ức về cái tình yêu lỡ dở không thể đến với nhau. Sông Đáy như chứng kiến cái đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy, để khi nhớ về sông Đáy lại nhớ về thứ tình cảm này. Cuối bài thơ cho thấy ngòi bút diễn tả tâm lý tài tình của nhà thơ. Thể hiện cái nỗi đau day dứt, trào dâng trong cái ngày trở về. Giờ đây tình yêu quê hương, nhớ về tình cảm tình mẫu tử như nỗi đau quặn lòng trong tâm trí của tác giả.

Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã cho ta thấy được tình cảm da diết, sâu nặng của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. Đó là những thứ tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 cánh diều, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác