Đề thi giữa kì 2 KTPL 11 CTST: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 KTPL 11 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân - điều này thể hiện:

A. công dân bình đẳng về quyền.

B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.

     Câu 2 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật - điều này thể hiện công dân bình đẳng về:

A. danh dự cá nhân.            

B. phân chia quyền lợi

C. địa vị chính trị.                     

D. nghĩa vụ pháp lý.

     Câu 3 (0,25 điểm). Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Văn hóa và giáo dục.

     Câu 4 (0,25 điểm). Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

     Câu 5 (0,25 điểm). Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Bài trừ quyền tự do tôn giáo.

B. Từ chối nhận các di sản thừa kế.

C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

     Câu 6 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân là

A. thông qua đại diện.                   

B. ủy quyền.

C. công khai phiếu bầu.                 

D. trực tiếp.

     Câu 7 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi khai thác khoáng sản trái phép của người khác là sử dụng quyền nào sau đây?

A. Tố cáo.

B. Truy tố.

C. Khiếu nại.

D. Khởi kiện.

     Câu 8 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

A. Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của công dân.

B. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh.

C. Trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ bị xử phạt hành chính.

D. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm riêng của lực lượng vũ trang.

     Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ?

A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm.  

B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.

C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.    

D. Hỗ trợ người già neo đơn.

     Câu 10 (0,25 điểm). Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc:

A. tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.

B. là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

C. góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

D. củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

     Câu 11 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã không vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế?

Trường hợp. Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyển dụng 3 kỹ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra đối với ứng viên, anh Q và chị M thấy mình đều đủ cả nên đã đăng ký dự tuyển. Tuy nhiên, hồ sơ của anh Q không được anh P (Giám đốc Công ty X) chấp nhận vì lý do anh Q là người dân tộc thiểu số.

A. Anh Q, chị M và anh P.

B. Anh P và chị M.

C. Chị M và anh Q.

D. Anh P và anh Q.

     Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

A. Bà K tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là chủ tịch xã X.

B. Trưởng thôn V tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.

C. Anh P tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.

D. Chính quyền xã N triển khai đầy đủ các quyết định của cấp trên đến nhân dân.

     Câu 13 (0,25 điểm). Khi tham gia bầu cử, công dân được thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử.

B. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.

C. Sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

D. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật.

     Câu 14 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân?

A. Đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo.

B. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

C. Giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.

D. Góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

     Câu 15 (0,25 điểm). Việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về quyền tố cáo của công dân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

D. Ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức…

     Câu 16 (0,25 điểm). Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

A. V từ chối khi được người quen gợi ý hỗ trợ để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Bạn N tuyên truyền thông tin sai lệch về tình hình chính trị - xã hội của đất nước.

C. Ông Q trình báo công an xã khi phát hiện anh K tàng trữ nhiều vũ khí quân dụng.

D. Chị V trình báo công an địa phương khi phát hiện nhóm người có hành động khả nghi.

     Câu 17 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh K từ chối đề nghị của bà X đã thể hiện điều gì?

Trường hợp. Ông N, bà M và bà X đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kỳ thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà X luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà X không được cơ quan thuế tỉnh K chấp thuận.

A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.

B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.

D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.

     Câu 18 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Tình huống. Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T.

A. Chị T.

B. Anh V và chị T.

C. Ông N.

D. Ông N và anh V.

     Câu 19 (0,25 điểm). Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Thi hành Chỉ thị của Chính quyền thành phố X là trong thời gian có dịch bệnh không tập trung đông người để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh, các tổ chức và tín đồ của tất cả các tôn giáo trên địa bàn thành phố X đã thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo bằng hình thức trực tuyến. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tôn giáo thường xuyên hướng dẫn tín đồ và người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về phòng, chống dịch của Chính quyền thành phố. Ở địa phương X, sự bình đẳng về nghĩa vụ giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

A. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo đều tuân thủ pháp luật.

B. Các tín đồ chỉ cần tuân theo những giáo lý, giáo luật của tôn giáo mình.

C. Chính quyền thành phố X nghiêm cấm sự hoạt động của các tôn giáo.

D. Chính quyền thành phố X có sự phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

     Câu 20 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, anh T đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Xã A tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của nhân dân về phương án dự kiến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án nâng cấp kênh tiêu. Tham dự cuộc họp, anh T tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi, đưa ra được nhiều ý kiến phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy định của pháp luật.

A. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

B. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

C. Đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.

D. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

     Câu 21 (0,25 điểm). Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi nhận phiếu bầu, vì có việc đột xuất nên anh Q đã nhờ chị D viết hộ phiếu bầu cho hai vợ chồng anh theo ý của anh Q. Biết chị D đang viết phiếu bầu giúp cho anh Q, ông M thành viên tổ bầu cử đã nhờ và được chị D đồng ý sửa lại nội dung trong phiếu bầu của anh Q theo ý của ông M. Sau đó, chị D đã bỏ phiếu của mình và phiếu của vợ chồng anh Q vào hòm phiếu. Chị D, ông M và anh Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Bình đẳng.          

B. Phổ thông.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Trực tiếp.

     Câu 22 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã có hành vi vi phạm nguyên tắc bầu cử?

Trường hợp. Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chị M đã quyết định lựa chọn anh Q là đại biểu để bầu vào Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi chị M đang viết phiếu bầu cho anh Q thì anh T và chị K cùng đi tham gia bầu cử đã cố ý nhìn trộm nội dung phiếu bầu của chị M và kể lại cho mọi người xung quanh.

A. Chị M và anh Q.

B. Anh T và chị K.

C. Chị M và chị K.

D. Anh T và anh Q.

     Câu 23 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, nhóm 50 công dân xã Y đã có hành vi vi phạm quyền nào của công dân?

Trường hợp. Tại trụ sở tiếp dân của cơ quan thanh tra tỉnh H, có khoảng hơn 50 công dân xã Y do ông M đứng đầu đã tụ tập khiếu nại về việc đền bù, giải phóng mặt bằng trong một dự án thực hiện tại xã Y, vì họ cho rằng các cơ quan nhà nước không thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sau khi nghe ông K (cán bộ thanh tra tiếp dân) giải thích chế độ chính sách, các quy định của pháp luật về vấn đề họ khiếu nại, không đồng ý với giải thích đó, hơn 50 người thậm chí đã có xô xát với cán bộ tiếp dân, gây mất ổn định trật tự trên địa bàn.

A. Tố cáo.

B. Khiếu nại.

C. Khởi tố.

D. Truy tố.

     Câu 24 (0,25 điểm). Đọc trường hợp sau và cho biết: anh X đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Xã M triển khai mô hình Tổ nhân dân tự quản bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Anh X tự nguyện tham gia các hoạt động tuần tra, phòng chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Quyền tham gia quản lý nhà nước.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

a. Em hãy cho biết bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được thể hiện như thế nào?

b. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực mang lại ý nghĩa gì cho đời sống gia đình và xã hội?

     Câu 2 (1,0 điểm).

a. Theo em, vì sao chúng ta chỉ có thể bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp nếu các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển?

b. Theo em người có tôn giáo và người không có tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật giống nhau thì có bị xử lý giống nhau không? Vì sao?

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lý tình huống sau:

Tình huống. Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trùng với ngày cưới của chị gái M nên một số thành viên trong nhà dự định sẽ không đi bỏ phiếu, dành thời gian tập trung lo công việc gia đình. Anh họ của M còn nói rằng bầu cử là việc chung của cả nước, thiếu một vài lá phiếu cũng không ảnh hưởng gì nhiều, mọi người không đi bỏ phiếu cũng không ai biết.

Nếu là M, trong tình huống này, em sẽ làm gì để mọi người trong gia đình thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử?

 Hướng dẫn trả lời:

         A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
ADABCDAA
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
DBCBAAAB
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
ACACCBBB

       B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

a. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lý nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.
b. Ý nghĩa: Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống, góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội, hướng tới xã hội công bằng – dân chủ – văn minh.

Câu 2:

a. Để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước thì các dân tộc cần phải: tôn trọng sự khác biệt của mỗi dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc đoàn kết, cùng phát triển, cùng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, cùng thực hiện mục tiêu chung của đất nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
b. Người có tôn giáo và người không có tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật giống nhau sẽ bị xử lý giống nhau. Bởi pháp luật Việt Nam quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì cũng đều bình đẳng trước pháp luật trong việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Câu 3:

Nếu là M, em sẽ:

- Nhẹ nhàng bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến của anh họ, giải thích cho các thành viên trong gia đình hiểu bầu cử là quyền của mỗi công dân, việc thực hiện quyền này thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước và là hình thức để công dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Nếu mọi người không đi bỏ phiếu thì sẽ đánh mất cơ hội tự lựa chọn đại biểu xứng đáng để tham gia vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước.  - Nhẹ nhàng bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến của anh họ, giải thích cho các thành viên trong gia đình hiểu bầu cử là quyền của mỗi công dân, việc thực hiện quyền này thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước và là hình thức để công dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Nếu mọi người không đi bỏ phiếu thì sẽ đánh mất cơ hội tự lựa chọn đại biểu xứng đáng để tham gia vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước.

- Động viên, khuyến khích mọi người sắp xếp thời gian để đi bỏ phiếu, thực hiện tốt quyền công dân của mình. - Động viên, khuyến khích mọi người sắp xếp thời gian để đi bỏ phiếu, thực hiện tốt quyền công dân của mình.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 chân trời, đề thi giữa kì 2 KTPL 11 CTST: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác