Đề thi cuối kì 1 KTPL 11 CTST: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 KTPL 11 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI  HỌC KÌ 1 GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Điền vào chỗ trống:
Cạnh tranh là... sự đấu tranh về kinh tế giữa các... nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hàng hóa tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

A. Sự ganh đua, chủ thể kinh tế
B. Sự tranh giành, chủ thể kinh tế
C. Sự ganh đua, nhà sản xuất
D. Sự tranh giành, nhờ sản xuất
Câu 2: Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Do nền kinh tế thị trường phát triển
B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh
C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh
Câu 3: Quan hệ cung - cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Cụ thể: khi cung lớn hơn cầu, sẽ dẫn đến
A. giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm.
B. giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng.
C. giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định.
D. giá cả lúc tăng, lúc giảm, không ổn định.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề: lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường?
A. Mọi nhu cầu của người tiêu dùng đều được coi là cầu.
B. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu trên thị trường.
C. Quy mô dân số là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến lượng cầu.
D. Giá bán sản phẩm không ảnh hưởng gì đến lượng cầu hàng hóa.
Câu 5: Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng, chủ thể sản xuất có xu hướng
A. thu hẹp sản xuất.
B. mở rộng sản xuất.
C. sa thải bớt nhân công.
D. giảm lượng cung hàng hóa.
Câu 6: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?
A. Cạnh tranh tự do
B. Cạnh tranh lành mạnh
C. Cạnh tranh không lành mạnh
D. Cạnh tranh không trung thực
Câu 7: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là
A. Giành hàng hóa tối về mình
B. Giành hợp đồng tiêu thụ hàng hóa
C. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
D. Giành thị trường tiêu thụ rộng lớn
Câu 8: Thất nghiệp là tình trạng người lao động
A. có nhiều cơ hội việc làm nhưng không muốn làm việc.
B. mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
C. muốn tìm công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.
D. muốn tìm công việc yêu thích và và gần với địa bàn cư trú.
Câu 9: Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình, là:
A. thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
B. thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp không tự nguyện.
C. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.
D. thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì.
Câu 10: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trường hợp. Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.
A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngừng việc.
B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.
Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát kinh niên.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 12: Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?
Trường hợp. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành X đang đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lý, đưa máy móc tự động hoá vào sản xuất. Điều này làm cho nhu cầu lao động của ngành X giảm, nhiều lao động trong ngành X phải nghỉ việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp.
A. Thất nghiệp tạm thời.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
Câu 14: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là
A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. trung tâm giới thiệu việc làm.
D. trung tâm môi giới việc làm.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các yếu tố cấu thành thị trường lao động?
A. Lượng cung.
B. Lượng cầu.
C. Giá cả sức lao động.
D. Chất lượng lao động.
Câu 16: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm
A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?
A. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
B. Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.
C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
Câu 18: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……..là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội”.
A. Lao động.
B. Làm việc.
C. Việc làm.
D. Khởi nghiệp.
Câu 19: Vì quán cà phê của mình khách ít trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Vậy, gia đình G đã
A. cạnh tranh không lành mạnh
B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh
D. cạnh tranh tiêu cực.
Câu 20: Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Vậy, gia đình G đã
A. cạnh tranh không lành mạnh
B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh
D. cạnh tranh tiêu cực.
Câu 21: Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ
A. các phiên giao dịch việc làm.
B. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
C. mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.
D. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Câu 22: Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 (năm gốc có chỉ số giá là 100) tính theo chỉ số CPI:
A. 6,6%
B. 10,7%
C. 10%
D. Không câu nào đúng.
Câu 23. Nhận định nào sau đây là đúng về khả năng cung ứng lao động và khả năng việc làm?
A. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng
B. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động
C. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng cân bằng về thị trường lao động
D. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế
Câu 24. Bác A là một thợ thêu thủ công đã lành nghề, các mũi thêu của bác A đều mang trong mình nét nghệ thuật độc đáo. Biết được điểm mạnh của mình bác A đã mở một lớp dạy kèm các bạn thanh thiếu niên trong làng để một phần lưu giữ được nghề truyền thống mặt khác giúp các bạn có thêm được một cái nghề để sau này có thể kiếm sống. Theo em, hành động của bác A có gì đáng quý?
A. Bác A đã giúp cho các bạn nhỏ biết thêm nhiều hơn về nghề thêu của làng
B. Bác A đã làm một hành động giúp các bạn nhỏ trong làng sau này có thêm hành trang vững bước trong thị trường lao động
C. Mục đích của bác A là muốn được mọi người ghi nhận nên việc làm này đã tạo được tiếng vang rất tốt
D. Bác A đã giúp các bạn nhỏ có thể kiếm được tiền nuôi sống gia đình
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Lạm phát là gì? Nêu nguyên nhân dẫn đến lạm phát.
Câu 2. (2,5 điểm)
a. (1,0 điểm) Nhận xét các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp ở những trường hợp sau:
 - Trường hợp 1: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan và của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, kể từ năm 2001, Việt Nam là một trong số ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong năm 2020, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%). Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.
 - Trường hợp 2: Trên thị trường cung ứng trứng gà tươi, các công ty cạnh tranh bằng chính tiềm năng và thực lực để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Công ty H đã thực hiện hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn với các trang trại nuôi gà công nghệ cao và xây dựng nhà máy xử lý trứng. Công ty D thực hiện mô hình khép kín từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ và một nhà máy chế biến thực phẩm. công ty P liên kết ký hợp đồng và chuyển giao công nghệ nuôi gà lấy trứng cho các hộ nông dân. Các công ty không làm trái những quy định của pháp luật khi kinh doanh.
b. (1,5 điểm) Em hãy đọc các thông tin sau, quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi
Theo Quyết định số 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030, ngày 05 – 2 – 2021: Chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 nhằm mục tiêu tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình đặt ra các mục tiêu cụ thể sau đây: tăng số lao động có kĩ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động: tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35 – 40% vào năm 2030; chỉ số lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 và thuộc nhóm 55 nước đứng đầu vào năm 2030; tỉ lệ lao động có các kĩ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và 90% năm 2030.

 Xu hướng tuyển dụng lao động thay đổi như thế nào qua thông tin trên? - Xu hướng tuyển dụng lao động thay đổi như thế nào qua thông tin trên?

- Xu hướng tuyển dụng lao động thay đổi như thế nào qua thông tin trên? - Xu hướng tuyển dụng lao động thay đổi như thế nào qua thông tin trên?

- Em có nhận xét gì về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên? - Em có nhận xét gì về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên?
Hướng dẫn trả lời:

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
BBABBCCB
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
ACCBBBDC
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
AAABCAAB

             

 B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1:

- Lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mưa của đồng tiền. - Lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mưa của đồng tiền.

- Nguyên nhân dẫn đến lạm phát: - Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

 + Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên, giảm sức mua của đồng tiền.

 + Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cả của một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,…) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm tăng và kéo giá cả của hầu hết hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền.

+ Do cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm. + Do cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.

Câu 2:

a. Nhận xét

 - Trường hợp 1: Việc xuất khẩu gạo sang các nước trên thế giới đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.=> Cạnh tranh lành mạnh.

 - Trường hợp 2: Các công ty cạnh tranh bằng chính tiềm năng và thực lực để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.

=> Cạnh tranh lành mạnh.

b.

- Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường: - Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường:

+ Theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hiện đại. + Theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hiện đại.

+ Chú trọng lao động chất lượng cao + Chú trọng lao động chất lượng cao

- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên: - Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên:

+ Cơ cấu lao động ngành nông, lâm, thủy sản giảm tỉ trọng qua các năm + Cơ cấu lao động ngành nông, lâm, thủy sản giảm tỉ trọng qua các năm

+ Cơ cấu lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng qua các năm + Cơ cấu lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng qua các năm

+ Cơ cấu lao động ngành dịch vụ tăng tỉ trọng qua các năm và chiếm tỉ lệ cao nhất. + Cơ cấu lao động ngành dịch vụ tăng tỉ trọng qua các năm và chiếm tỉ lệ cao nhất.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 chân trời, đề thi cuối kì 1 KTPL 11 CTST: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác