Đề thi cuối kì 2 KTPL 11 CTST: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 KTPL 11 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

    Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, hành vi cố ý tung tin xấu nhằm hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về:

A. tính mạng, sức khỏe.    

B. hồ sơ tư pháp.

C. danh dự, nhân phẩm.     

D. bí mật thư tín.

     Câu 2 (0,25 điểm). Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo quy định nào? 

A. Trình tự thủ tục do xã hội quy định

B. Quy trình của công an xã

C. Quy trình của trưởng thôn, xóm

D. Trình tự thủ tục do luật quy định

     Câu 3 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đều:

A. bị tuyên án tù chung thân.

B. bị phạt cải tạo không giam giữ.

C. phải chịu trách nhiệm pháp lý.

D. phải tham gia lao động công ích.

     Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại?

A. Kiểm tra lượng thư trước khi gửi

B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận

C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị

D. Bóc xem thư của người khác gửi nhầm tới

     Câu 5 (0,25 điểm). Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí - đó là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền tiếp cận thông tin.

     Câu 6 (0,25 điểm). Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

     Câu 7 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…………là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ”.

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền tiếp cận thông tin.

     Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?

A. Tuân theo những quy định của nhà chùa, nhà thờ

B. Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ

C. Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ

D. Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ

     Câu 9 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.

B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.

C. Bắt người theo quy định của Tòa án.

D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.

     Câu 10 (0,25 điểm). Phát hiện anh H phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh M đã giữ anh H trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà V là mẹ anh H đến nhà anh M xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh M đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà V đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh H. Bà V và anh H cùng vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.   

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. Bất khả xâm phạm về tài sản.  

D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.

     Câu 11 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Vu khống người khác trên mạnh xã hội.

B. Bịa đặt thông tin sai sự thật về người khác.

C. Trao đổi thông tin với người khác trên facebook.

D. Tự ý xem tin nhắn trên điện thoại của người khác.

     Câu 12 (0,25 điểm). Chủ thể dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?

A. Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.

B. Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.

C. Ông T khoá cửa phòng trọ, ngăn cản không cho anh T vào vì chậm đóng tiền thuê nhà.

D. Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.

     Câu 13 (0,25 điểm). Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi có ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Ủy quyền phát ngôn với báo chí.

B. Phát tán thông tin chưa kiểm chứng.

C. Trình bày tham luận trong hội nghị.

D. Phê phán hệ tư tưởng lỗi thời.

     Câu 14 (0,25 điểm). Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Phân biệt đối xử, kì thị vì lý do tôn giáo.

C. Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.

D. Học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

     Câu 15 (0,25 điểm). Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?

Thôn A có ông K; vợ chồng anh T, chị P; vợ chồng chị X, anh V và con gái là cháu M cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P đứng trước cổng nhà mình, chị X đã bịa đặt rằng chị P ăn cắp đồ của mình đồng thời hỗ trợ anh V đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, khi bị chị P đưa tin sai sự thật về mình, anh V đã bí mật giam chị tại một ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh T phát hiện sự việc nên đã thuê ông K dùng hung khí đe dọa giết anh V buộc anh V phải thả vợ mình.

A. Anh V và anh T.

B. Anh T và chị Y.

C. Chị X và chị P.

D. Ông K và anh V.

     Câu 16 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, nếu là bạn C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

C và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, C thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo C cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.

B. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.

C. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.

D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

     Câu 17 (0,25 điểm). K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật ký để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật ký. Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.

B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.

C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.

D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.

     Câu 18 (0,25 điểm). Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào dưới đây?

A. Đưa thông tin không hay về trường mình lên Facebook

B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp trong các cuộc họp

C. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình

D. Chê bai trường mình ở nơi khác

     Câu 19 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.

A. Anh A và chị B.

B. Chị B và bà C.

C. Ông T, chị B và anh A.

D. Bà C, ông T và anh A.

     Câu 20 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, những chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Gia đình anh H theo tôn giáo X từ lâu đời nên khi biết tin anh muốn cưới chị O là người theo tôn giáo G một số người thân của anh đã tỏ thái độ không hài lòng. Họ nhiều lần chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về những người theo tôn giáo G và khuyên anh H nên bỏ chị O để lấy người khác. Ông T (bố anh H) cũng ra điều kiện chỉ cho phép anh và chị O cưới nhau nếu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X giống gia đình mình.

A. Anh H và ông T.

B. Người thân của anh H.

C. Anh H và chị O.

D. Ông T, anh H và chị O.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,5 điểm).

a. Pháp luật quy định như thế nào về các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

b. Theo em, công dân có trách nhiệm gì trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

     Câu 2 (1,5 điểm). Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

a. Công dân đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, xã hội là thực hiện quyền tự do về ngôn luận, báo chí.

b. Quyền được tiếp cận thông tin là quyền con người có thể tự do đọc, xem, nghe, kể bất cứ thông tin nào nếu muốn.

c. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên tất cả những suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lý các tình huống sau:

Gia đình Q tham gia một tôn giáo nên mọi người cũng muốn Q tham gia cùng. Q đã từng bày tỏ thái độ từ chối nhưng một số người thân trong nhà không đồng ý, và dùng nhiều cách để ép Q tham gia. Q cảm thấy bất lực và mệt mỏi.

Nếu là Q, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để mọi người trong gia đình hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

  Hướng dẫn trả lời:

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
CDCDADDA
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
DADABDCB
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20    
BBDC    

 B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

a.

- Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ, xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác. - Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ, xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

b. Công dân cần có trách nhiệm học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tự giác thực hiện quy định về quyền này, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Ý kiến a. Đúng, vì việc đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, của xã hội là do công dân tự thực hiện để nói lên những suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm của bản thân mình, không chịu sự ép buộc, cưỡng chế của bất kì ai. - Ý kiến a. Đúng, vì việc đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, của xã hội là do công dân tự thực hiện để nói lên những suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm của bản thân mình, không chịu sự ép buộc, cưỡng chế của bất kì ai.

- Ý kiến b. Sai, vì những thông tin như: thông tin cơ mật của quốc gia, của cơ quan, tổ chức, cá nhân... công dân không được phép tiếp cận. - Ý kiến b. Sai, vì những thông tin như: thông tin cơ mật của quốc gia, của cơ quan, tổ chức, cá nhân... công dân không được phép tiếp cận.

- Ý kiến c. Sai, vì việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện quyền này, công dân cần có ý thức tôn trọng người khác, tôn trọng những quy tắc ứng xử chung, tôn trọng và bảo vệ Tổ quốc, không phải muốn nói gì cũng được. - Ý kiến c. Sai, vì việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện quyền này, công dân cần có ý thức tôn trọng người khác, tôn trọng những quy tắc ứng xử chung, tôn trọng và bảo vệ Tổ quốc, không phải muốn nói gì cũng được.

Câu 2:

Nếu là Q, em sẽ:

- Chia sẻ lại sự việc với giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ địa phương và nhờ họ giải thích, tuyên truyền để người thân trong gia đình hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng.  - Chia sẻ lại sự việc với giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ địa phương và nhờ họ giải thích, tuyên truyền để người thân trong gia đình hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng.

- Yêu cầu họ không nên ép buộc Q tham gia tôn giáo để tránh vi phạm pháp luật. Ngoài ra, em sẽ trực tiếp nói chuyện với người thân trong gia đình, giải thích để mọi người hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bày tỏ mong muốn mọi người tôn trọng sự lựa chọn của mình. - Yêu cầu họ không nên ép buộc Q tham gia tôn giáo để tránh vi phạm pháp luật. Ngoài ra, em sẽ trực tiếp nói chuyện với người thân trong gia đình, giải thích để mọi người hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bày tỏ mong muốn mọi người tôn trọng sự lựa chọn của mình.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 chân trời, đề thi cuối kì 2 KTPL 11 CTST: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác