Đề thi cuối kì 2 KTPL 11 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 KTPL 11 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp cá nhân đó:

A. vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

B. đang thực hiện các giao dịch dân sự.

C. công khai đấu giá tài sản của bản thân.

D. ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.

     Câu 2 (0,25 điểm). Em hãy cho biết hành vi xâm phạm về chỗ ở của người khác là gì?

A. Là hành vi đến nhà thăm hỏi một người khi họ gặp các tình hình không ổn về sức khỏe

B. Chỉ là những hành vi đột nhập và nhà người khác khi chưa được sự đồng ý của họ

C. Là các hành vi khám xét nhà trái phép, đuổi công dân ra khỏi chỗ ở, chiếm giữ hoặc cản trở trái pháp luật về chỗ ở của người khác

D. Hành vi thực hiện các kiểm tra đảm bảo an toàn về chỗ ở của người khác

     Câu 3 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Theo dõi nghi can vụ án.  

B. Khống chế tù nhân vượt ngục.

C. Đánh người khác gây thương tích.

D. Giam giữ người bị tình nghi.

     Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Vu khống người khác trên mạnh xã hội.

B. Tự ý xem tin nhắn trên điện thoại của người khác.

C. Bịa đặt thông tin sai sự thật về người khác.

D. Trao đổi thông tin với người khác trên facebook.

     Câu 5 (0,25 điểm). Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là gì?

A. lan truyền bí mật quốc gia.       

B. ngăn chặn đấu tranh phê bình.

C. kiến nghị với đại biểu Quốc hội.         

D. cản trở phản biện xã hội.

     Câu 6 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều:

A. bị xử phạt hành chính.

B. phải chịu trách nhiệm pháp lý.

C. bị phạt cải tạo không giam giữ.

phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

     Câu 7 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí”.

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền tiếp cận thông tin

     Câu 8 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền gì?

A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

B. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.

C. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

D. thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

     Câu 9 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.

B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.

C. Bắt người theo quy định của Tòa án.

D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.

     Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ

B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền

C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ

D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng

     Câu 11 (0,25 điểm). Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình, em sẽ làm gì?

A. Quát lớn thật to cho cả lớp biết về hành động xấu của bạn

B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vì việc làm đó xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của người khác

C. Nói với cô giáo để cô xử lý

D. Không chơi với bạn nữa

     Câu 12 (0,25 điểm). Phát hiện anh H phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh M đã giữ anh H trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà V là mẹ anh H đến nhà anh M xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh M đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà V đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh H. Bà V và anh H cùng vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.   

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. Bất khả xâm phạm về tài sản.  

D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.

     Câu 13 (0,25 điểm). Chị H viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Chị H đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Kiểm soát truyền thông.           

B. Đối thoại trực tuyến.

C. Tự do ngôn luận.           

D. Thông cáo báo chí.

     Câu 14 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?

A. Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc.

B. Xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.

C. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.

D. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

     Câu 15 (0,25 điểm). Ai trong tình huống sau vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Địa bàn X có ông K là trưởng công an xã, anh N là công an xã; anh S, vợ chồng anh T và chị P là người dân. Nhận được tin báo chị P tổ chức đánh bạc tại nhà, ông K cử anh N đến nhà chị P để kiểm tra. Vì chị P kiên quyết không thừa nhận nên anh N đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông K. Ngay sau đó, ông K trực tiếp đến nhà chị P yêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh S đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị P, anh S đăng công khai đoạn video đó lên mạng xã hội đồng thời thêm thắt và bịa đặt nhiều tình tiết khác. Vì có rất nhiều bình luận tiêu cực về mình dưới bài đăng của anh S, chị P đến gặp và yêu cầu anh S gỡ bài đăng trên. Do anh S không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh S vô ý làm chị P bị ngã gãy tay. Biết anh N đã đến nhà và xúc phạm vợ mình, anh T đã tìm gặp anh N yêu cầu anh công khai xin lỗi nhưng bị anh N đẩy ngã gây chấn thương.

A. Anh N và anh T.

B. Anh S và anh N. 

C. Anh S và ông K.

D. Anh N và ông K.

     Câu 16 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, nếu là bạn C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

C và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, C thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo C cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.

B. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.

C. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.

D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

     Câu 17 (0,25 điểm). Hành vi nào của chị A trong tình huống sau đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty).

A. Tự ý đọc tin nhắn trong điện thoại của chị P.

B. Dùng điện thoại của chị P khi chưa được sự đồng ý.

C. Chia sẻ dự định chuyển công ty của chị P với người khác.

D. Nói chuyện, giải quyết công việc riêng trong giờ làm việc.

     Câu 18 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống sau đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.

A. Chị V và anh K.

B. Ông T và anh K.

C. Ông T và chị V.

D. Ông T, chị V, anh K.

     Câu 19 (0,25 điểm). Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào dưới đây?

A. Đưa thông tin không hay về trường mình lên Facebook

B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp trong các cuộc họp

C. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình

D. Chê bai trường mình ở nơi khác

     Câu 20 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.

A. Chị H và ông M.

B. Bà K và chị H.

C. Ông M và bà K.

D. Bà K và chồng chị H.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,5 điểm). Pháp luật đã quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?

     Câu 2 (1,5 điểm). Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Mỗi người chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.

b. Mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

c. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.

 Câu 3 (1,0 điểm). M là học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh. Vào dịp tết, M trở về bản thăm gia đình thì bị anh P cùng một số người thân chặn đường, bắt về nhà làm vợ. M kiên quyết phản đối nhưng vẫn bị anh P và người thân giữ lại, không cho trở về nhà.

Theo em, hành vi của anh P và người thân có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M hay không? Vì sao?

 Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
ACCBCBAD
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
DCBACBBB
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20    
AABA    

 B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1:

Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Khi thực hiện các quyền này, công dân có nghĩa vụ tuân thủ và chấp hành pháp luật về các quyền này và các nghĩa vụ khác có liên quan. - Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Khi thực hiện các quyền này, công dân có nghĩa vụ tuân thủ và chấp hành pháp luật về các quyền này và các nghĩa vụ khác có liên quan.

- Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin: - Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

+ Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bàn điện tử hay dưới hình thức khác. + Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bàn điện tử hay dưới hình thức khác.

+ Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định pháp luật. + Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định pháp luật.

+ Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin. + Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

+ Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. + Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 2:

- Ý kiến a. Sai, vì việc lựa chọn số lượng tín ngưỡng, tôn giáo để theo là quyền riêng tư của mỗi người, pháp luật không cấm. - Ý kiến a. Sai, vì việc lựa chọn số lượng tín ngưỡng, tôn giáo để theo là quyền riêng tư của mỗi người, pháp luật không cấm.

- Ý kiến b. Đúng, vì mê tín dị đoan là hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội. - Ý kiến b. Đúng, vì mê tín dị đoan là hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội.

- Ý kiến c. Sai, vì việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo có thể xảy ra ở bất cứ tôn giáo nào, không kể tôn giáo lớn hay nhỏ. - Ý kiến c. Sai, vì việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo có thể xảy ra ở bất cứ tôn giáo nào, không kể tôn giáo lớn hay nhỏ.

Câu 3:

- Hành vi của anh P và người thân đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M.  - Hành vi của anh P và người thân đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M.

- Vì hành vi chặn đường, bắt M về nhà làm vợ của anh P và người thân chưa được sự đồng ý của M nên đây là hành vi trái phép, không đúng quy định của pháp luật. - Vì hành vi chặn đường, bắt M về nhà làm vợ của anh P và người thân chưa được sự đồng ý của M nên đây là hành vi trái phép, không đúng quy định của pháp luật.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 chân trời, đề thi cuối kì 2 KTPL 11 CTST: Đề tham

Bình luận

Giải bài tập những môn khác