Đề thi giữa kì 1 Vật lí 12 CTST: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Vật lí 12 CTST: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Vật chất ở thể lỏng

A. thì các phân tử rất gần nhau, sắp xếp trật tự chặt chẽ tạo thành mạng.

B. rất khó nén.

C. có thể tích và hình dạng xác định.

D. có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

Câu 2. Dùng mô hình động học phân tử để giải thích được cấu trúc của

A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.

B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, sự chuyển thể.

C. Chất rắn, chất lỏng, sự chuyển thể, chân không.

D. Chất rắn, chất lỏng, chân không.

Câu 3. Đâu là công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn?

A. Q = UIt.            B. Q = λm.            C. Q = mcΔt.         D. Q = Lm.

Câu 4. Nhiệt hóa hơi riêng được kí hiệu là gì?

A. Q.                     B. L.                     C. λ.                      D. c.

Câu 5. Nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg rượu lên thêm 10C khác với nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg nhôm lên 10C. Đại lượng nào có thể dùng để mô tả sự khác biệt như trên của các chất khác nhau?

A. Nhiệt hóa hơi riêng.                        B. Nhiệt lượng riêng.

C. Nhiệt dung riêng.                            D. Nhiệt nóng chảy riêng.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của một chất?

A. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.

B. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

C. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là: Q = λm.

D. Được đo bằng đơn vị J/kg.

Câu 7. Một hệ gồm hai vật A và B có cùng nhiệt độ nhưng khối lượng vật A lớn gấp đôi khối lượng vật B. Cho hai vật tiếp xúc với nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài. Chọn đáp án đúng.

A. Nhiệt độ vật A giảm dần, nhiệt độ vật B tăng dần.

B. Nhiệt độ vật A tăng dần, nhiệt độ vật B giảm dần.

C. Nhiệt độ cả hai vật đều tăng.

D. Nhiệt độ cả hai vật đều không đổi.

Câu 8. Quan sát các nhiệt kế thủy ngân thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng

A. chứa lượng thủy ngân khi dâng lên.

B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân dâng lên.

C. phình ra cho cân đối nhiệt kế.

D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn.

Câu 9. Mỗi độ chia HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025) trong thang Kelvin bằng ... của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất tiêu chuẩn). Nội dung ở dấu ... là

A. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025).         B. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025).              C. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025).                D. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025).

Câu 10.  Kí hiệu của nội năng là: 

A. P                      B. J                       C. U                      D. Q.

Câu 11. Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học ?

A. ∆U = A + Q.      B. ∆U = Q.            C. ∆U = A.            D. A + Q = 0.

Câu 12. Trong quá trình vật thực hiện công cho vật khác thì: 

A. Nội năng của vật không đổi 

B. Nội năng của vật tăng 

C. Nội năng của vật giảm 

D. Nội năng của vật lúc đầu tăng sau đó giảm dần 

Câu 13. Đặt thanh gỗ A đứng yên, cọ xát thanh gỗ B lên thanh gỗ A thì

A. nhiệt độ thanh gỗ A không đổi, nhiệt độ thanh gỗ B tăng lên.

B. nhiệt độ thanh gỗ A tăng lên, nhiệt độ thanh gỗ B không đổi.

C. nhiệt độ cả hai thanh gỗ đều tăng.

D. nhiệt độ cả hai thanh gỗ đều không đổi.

Câu 14. Bước đầu tiên trong thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước là: 

A. Nhấc bình nhiệt lượng khỏi đĩa cân, rót nước ở bình nhiệt độ phòng vào bình sao cho dây nung ngập hoàn toàn trong nước 

B. Điều chỉnh đơn vị đo của cân là gam. Đặt bình nhiệt lượng kế lên đĩa cân, hiệu chỉnh cân về số 0,00. 

C. Mắc bình nhiệt lượng kế vào mạch điện. Điều chỉnh biến thế nguồn đến giá trị 6V 

D. Quan sát và ghi lại thời gian tại mỗi thời điểm mà số chỉ trên nhiệt kế tăng thêm 1oC, 2oC, 3o

Câu 15. Trong thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước sử dụng ấm đun siêu tốc, thao tác đặt ấm đun lên cân điện tử, hiệu chỉnh cân về số 0,00 sau đó mới rót nước vào ấm đun là để

A. cân khối lượng bình cho đơn giản.

B. số chỉ trên cân ổn định hơn.

C. an toàn và dễ tiến hành thí nghiệm hơn.

D. đo được chính xác và đồng thời khối lượng nước bay hơi và thời gian bay hơi tương ứng, phép đo đơn giản hơn.

Câu 16. Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng chảy hoàn toàn 5 tạ đồng từ 350C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.

A. 2,895.104 J.                                    B. 2,895.102 J.       

C. 2,895.108 J.                                    D. 2,895.106 J.

Câu 17. Nhiệt lượng của một vật đồng chất thu vào là 6900 J làm nhiệt độ của vật tăng thêm 50 °C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Biết khối lượng của vật là 300 g, nhiệt dung riêng của chất làm vật là

A. 460 J/kg.K.                                      B. 1 150 J/kg.K.                

C. 71,2 J/kg.K.                                     D. 41,4 J/kg.K. 

Câu 18. Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và thực hiện được một công 1500 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.

A. 500 J.                B. 3 500 J.             C. – 3 500 J.                    D. – 500 J.

 

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn loạn không ngừng nên

a) Nhiệt nóng chảy riêng của một vật rắn ở nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào bản chất của vật.

b) Trong giai đoạn đang nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh tăng dần.

c) Trong giai đoạn đang nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng dần.

d) Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào áp suất không khí trên mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 2. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai khi thực hiện thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước sử dụng ấm đun siêu tốc.

a) Sử dụng đồng hồ đo thời gian để đo thời gian đun nước.

b) Độ chính xác của công suất định mức ghi trên ấm đun là nguyên nhân chính gây ra sai số của phép đo.

c) Điện áp sử dụng cho ấm đun không ảnh hưởng đến sai số của phép đo.

d) Sử dụng ấm đun siêu tốc đã biết công suất để xác định điện năng tiêu thụ.

Câu 3. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.

a) Khi vật nhận công và cách nhiệt với bên ngoài thì nội năng của vật tăng.

b) Khi vật truyền nhiệt cho vật khác thì nội năng của nó tăng.

c) Khi xoa hai bàn tay vào nhau, nội năng của hai bàn tay tăng là do sự truyền nhiệt.

d) Nội năng của một chiếc yên xe đạp khi để ngoài trời nắng tăng lên là do sự truyền nhiệt.

Câu 4. Khi truyền nhiệt lượng HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025) cho khối khí trong một xilanh hình trụ thì khí dãn nở đẩy pít-tông làm thể tích của khối khi tăng thêm 7,0 lít. Biết áp suất của khối khi là HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025) và không đổi trong quá trình khí dãn nở.

a) Áp suất khi lên pít-tông là HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025).

b) Công mà khối khí thực hiện là HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025).

c) Nếu trong quá trình này nội năng của khối khí giảm đi HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025) thì HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025).

d) Nếu trong quá trình này nội năng của khối khí tăng HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025) thì HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025).

PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. 

Câu 1. Một vật có nhiệt độ theo thang Fahrenheit là 122 °F. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin (làm tròn) là bao nhiêu?

Câu 2. Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J.

Câu 3. Giả sử một nhà máy thép sử dụng khí đốt để nấu chảy thép trong lò thổi (nồi nấu thép). Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg khí đốt thì nhiệt lượng toả ra là 44.106 J. Xác định lượng khí đốt cần sử dụng để tạo ra nhiệt lượng 9,695.109J (tính theo đơn vị ki – lô – gam)

Câu 4. Khi truyền nhiệt lượng 400 J cho khối khí trong một xilanh hình trụ được nắp kín bằng pit-tông thì khối khí dãn nở đẩy pit-tông lên, làm thể tích của khối khí tăng thêm 0,3 lít. Biết áp suất của khối khí là 2.105 Pa và không đổi trong quá trình khối khí dãn nở. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.

Câu 5. Một người có khối lượng 60 kg nhảy từ cầu nhảy ở độ cao 5m xuống một bể bơi. Tính độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi. Bỏ qua các hao phí năng lượng thoát ra ngoài khối nước trong bể bơi. Lấy g= 10m/s2.

Câu 6. Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,4 kg, chứa được 3 lít nước đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 740 kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 800C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tính nhiệt độ ban đầu của nước

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

10

C

2

B

11

A

3

B

12

C

4

B

13

C

5

C

14

B

6

A

15

D

7

D

16

C

8

B

17

A

9

A

18

A

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
  • Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm.
  • Thí sinh lực chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ – S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ – S)

1

a)

Đ

2

a)

S

b)

S

b)

Đ

c)

Đ

c)

S

d)

S

d)

Đ

3

a)

Đ

4

a)

Đ

b)

S

b)

S

c)

S

c)

S

d)

Đ

d)

S

PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

323

4

340

2

80

5

3000

3

220

6

23


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Vật lí 12 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Vật lí 12 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 1 Vật lí 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác