Đề thi giữa kì 1 KTPL 10 CD: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 KTPL 10 CD: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Tech12h

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

   Câu 1 (0,25 điểm). Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người: 

A. lao động. 

B. tiêu dùng. 

C. phân phối. 

 D. sản xuất. 

Câu 2 (0,25 điểm). Giám đốc công ty M tiến hành phân bố vốn cho các hoạt động sản xuất của công ty là hoạt động:

A. sản xuất. 

B. tiêu dùng. 

C. trao đổi. 

D. phân phối. 

Câu 3 (0,25 điểm). Doanh nghiệp A được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi phục vụ cho các công trình xây dựng tại địa phương X. Ngoài ra doanh nghiệp còn được giao nhiệm vụ nâng cấp hệ thống đê bao chống lũ. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, việc hoạt động của doạn nghiệp A, gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế? 

A. Sản xuất. 

B. Phân phối. 

C. Lao động. 

D. Tiêu dùng. 

Câu 4 (0,25 điểm). Bên cạnh việc thúc đẩy các hoạt động, làm phong phú đời sông của xã hội thì hoạt động sản xuất còn có vai trò: 

A. kiềm chế hoạt động của con người và xã hội. 

B. phòng chống các tệ nạn tiêu cực trong xã hội. 

C. tăng cường khả năng cạnh tranh trong xã hội. 

D. quyết định sự tồn tại của con người và xã hội. 

Câu 5 (0,25 điểm). Tiêu dùng xanh đang trở thành vấn đề tất yếu, người tiêu dùng hiện nay đã nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi, thói quen để có các tác động tích cực đối với bảo vệ môi trường. Theo em, hoạt động nào dưới đây thể hiện hành vi tiêu dùng xanh của học sinh THPT hiện nay? 

A. Học sinh trường THPT M sử dụng hộp xốp để đựng đồ ăn nhanh trong hội trại. 

B. Học sinh trường THPT X đọc thông tin về chương trình “Triệu xây xanh”. 

C. Học sinh trường THPT V xem mô hình lịch sử làm từ rác thải qua facebook. 

D. Học sinh trường THPT H sử dụng rác thải để làm các sản phẩm trang trí lớp. 

Câu 6 (0,25 điểm). Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các  đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chị C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

A. Chủ thể sản xuất. 

B. Chủ thể tiêu dùng. 

C. Chủ thể trung gian. 

D. Chủ thể nhà nước. 

Câu 7 (0,25 điểm). Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì? 

A. Chủ thể Nhà nước. 

B. Chủ thể tiêu dùng. 

C. Chủ thể trung gian. 

D. Chủ thể sản xuất. 

Câu 8 (0,25 điểm). Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây đóng vai trò là chủ thể trung gian trong nền kinh tế? 

A. Kho bạc nhà nước các cấp. 

B. Nhà máy sản xuất phân bón. 

C. Trung tâm môi giới việc làm. 

D. Ngân hàng chính sách xã hội. 

Câu 9 (0,25 điểm). Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là: 

A. cung cấp thông tin trong các quan hệ mua – bán, sản xuất – tiêu dùng

B. cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi cish của con người trong xã hội. 

C. có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội. 

D. cung cấp những hàng hóa, dịch vụ. 

Câu 10 (0,25 điểm). Thị trường có những chức năng cơ bản nào? 

A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế. 

B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận. 

C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế. 

D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế. 

Câu 11 (0,25 điểm). Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?

A. Người làm dịch vụ. 

B. Nhà nước. 

C. Thị trường. 

D. Người sản xuất. 

Câu 12 (0,25 điểm). Tìm nhận định không đúng khi nói về thị trường? 

A. Thị trường là nơi thực hiện các hoạt động mu và bán. 

B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường. 

C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thỏa mãn được nhu cầu. 

D. Mua – bán không phải là quan hệ của thị trường. 

Câu 13 (0,25 điểm). Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt nam được bán ở những thị trường nào? 

A. Thị trường nước ngoài. 

B. Thị trường trong nước. 

C. Thị trường trong nước và nước ngoài. 

D. Thị trường một số vùng miền trong nước. 

Câu 14 (0,25 điểm). Giá vải thiều tại tỉnh là 7.500 đồng/kg trong khi đó giá vải thiều tại Thành phố H là 30.000 đồng/kg, anh V là thương nhân từ Thành phố H về tỉnh X mua vải thiều để lên Thành phố H bán với giá cao hơn nhằm thu lại lợi nhuận. Trong trường hợp này, thị trường thực hiện chức năng nào dưới dây?

A. Điều tiết hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa. 

B. Kích thích hoạt động sản xuất và tiêu dùng mặt hàng. 

C. Điều tiết hoạt động tiêu dùng và kinh doanh sản phẩm. 

D. Kích thích hoạt động tiêu dùng và kinh doanh sản phẩm. 

Câu 15 (0,25 điểm). Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ thông qua những quy tắc chung trong các mối quan hệ nào? 

A. cạnh tranh, cung – cầu, giá – cả. 

B. cạnh tranh. 

C. cung – cầu, giá cả. 

D. sản xuất – tiêu dùng. 

Câu 16 (0,25 điểm). Giá cả thị trường là: 

A. giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường hay giá cả hàng hóa được thỏa thuận giữa người mua và người bán. 

B. giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường hay giá cả hàng hóa được quy định bởi người bán. 

C. số tiền phải trả cho một hàng hóa để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa và giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường hay giá cả hàng hóa được thỏa thuận giữa người mua và người bán. 

D. số tiền phải trả cho một hàng hóa để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa đó. 

Câu 17 (0,25 điểm). Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường? 

A. Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng. 

B. Phân bố nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu. 

C. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó. 

D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế. 

Câu 18 (0,25 điểm). Phương án nào dưới đây không đúng khi nói về nhược điểm của cơ chế thị trường? 

A. Là điều kiện để những người sản xuất hàng hóa nâng cao tính cạnh tranh. 

B. Tiềm ẩn nhiều rủi ro, khủng hoàng và đặc biệt suy thoái nền kinh tế. 

C. Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội. 

D. Cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng. 

Câu 19 (0,25 điểm). Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước? 

A. Quyền sử dụng. 

B. Quyền quyết định. 

C. Quyền sở hữu và quyết định. 

D. Quyền sở hữu. 

Câu 20 (0,25 điểm).  Trong quy định cơ bản về quyền công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước không thể hiện ở nội dung sau đây? 

A. Được cung cấp thông tin về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật. 

B. Được sử dụng hàng hóa, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. 

C. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. 

D. Được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật. 

Câu 21 (0,25 điểm). Chị N phát biểu rằng, ngân sách nhà nước được dùng để huy động tiền nếu không thì Nhà nước sẽ không thể thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình. Phát biểu của chị N nhằm khẳng định: 

A. vai trò của ngân sách nhà nước. 

B. nhiệm vụ của ngân sách nhà nước. 

C. chức năng của ngân sách nhà nước. 

D. đặc điểm của ngân sách nhà nước. 

Câu 22 (0,25 điểm). Theo quy định của các luật thuế, thuế được sử dụng nhằm sử dụng cho đối tượng nào? 

A. công cộng. 

B. nhà nước. 

C. cá nhân. 

D. tổ chức. 

Câu 23 (0,25 điểm).  Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế? 

A. Thuế là công cụ để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả. 

B. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. 

C. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường. 

D. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội. 

Câu 24 (0,25 điểm).  Công ty X ủy thác cho công ty Z nhập khẩu một lô hàng từ Nhà sản xuất B qua cửa khẩu biên giới. Chủ thể nào dưới đây phải nộp thuế nhập khẩu?

A. Công ty X. 

B. Công ty Z. 

C. Nhà sản xuất B. 

D. Công ty X và nhà sản xuất B. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (1,5 điểm). 

    Câu 2 (2,5 điểm). Em hãy phân biệt ngân sách nhà nước và Luật Ngân sách nhà nước. 

     Câu 3 (1,0 điểm): Gia đình K có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. Thấy K tìm cách chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo trên mạng xã hội để giúp mẹ bán được nhiều hơn, mẹ K không đồng ý, vì cho rằng những sản phẩm được nhiều hơn, mẹ K không đồng ý, vì cho rằng những sản phẩm được bán trên mạng phần lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình bán trên mạng làm ảnh hưởng đến uy tín của gia đình. 

       Hỏi: Nếu là K, em sẽ làm cách nào thuyết phục mẹ? 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        ………………………………………………………………………………………....           

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        ………………………………………………………………………………………....           

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        ……………………………………………………………………………………….... 

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………


 

 

 

 

BÀI LÀM

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

A

D

D

B

A

C

 

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

C

C

D

C

A

A

C

 

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

A

C

C

A

A

A

B

 

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Phân biệt ngân sách nhà nước và Luật ngân sách nhà nước:

- Khái niệm

+ Ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 

+ Luật Ngân sách nhà nước: là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước, và quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước. 

 

 

0,75 điểm 

 

 

 

 

0,75 điểm 

 - Hình thức thể hiện: 

+ Ngân sách nhà nước: các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán. 

+ Luật ngân sách nhà nước: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 

0,5 điểm 

- Thời gian thực hiện: 

+ Ngân sách nhà nước: Một năm. 

+ Luật ngân sách nhà nước: Ba năm. 

0,5 điểm 

- Mục đích: 

+ Luật ngân sách nhà nước: mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia. 

+ Luật ngân sách nhà nước: hoạt động lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. 

0,5 điểm 

Câu 3 

(1,0 điểm)

 - Trong thời đại ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng phổ biến. Phần lớn người tiêu dùng tiếp cận với internet, ngày càng có nhiều người có thói quen mua sắm qua mạng. Thực tế không phải mặt hàng nào bán trên mạng cũng có chất lượng không cao. 

0,5 điểm 

- Để tăng lượng khách hàng nhằm bán được nhiều, bên cạnh việc quảng bá cho sản phẩm, tích cực tương tác với khách hàng, cần bán hàng đúng mẫu mã, chất lượng như quảng cáo, giữ uy tín, tạo thương hiệu cho hàng hóa. 

0,5 điểm 

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi KTPL 10 Cánh diều, trọn bộ đề thi KTPL 10 Cánh diều, Đề thi giữa kì 1 KTPL 10 CD:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác