Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CD: Đề tham khảo số 8

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CD: Đề tham khảo số 8 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

A. Là luật cơ bản của Nhà nước.

B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác.

C. Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25). Điều luật trên thể hiện nội dung nào trong quy định của Hiến pháp năm 2013?

A. Chế độ chính trị.

B. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

C. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.

D. Khoa học, công nghệ và môi trường.

Câu 3. Mỗi học sinh cần làm gì để tuân thủ đúng Hiến pháp?

A. Tham gia bảo vệ tổ quốc, trật tự xã hội.

B. Tiết lộ bí mật quốc gia.

C. Không chấp hành các quy định nơi công cộng.

D. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Câu 4. Nội dung nào sau đây thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

A. Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 

B. Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. 

Câu 5. Theo Hiến pháp năm 2013, toàn bộ quyền lực nhà nước là thuộc về ai?

A. Giai cấp công nhân.

B. Nhân dân lao động.

C. Nhân dân.

D. Giai cấp nông dân.

Câu 6. Trong các hành vi sau, hành vi nào không là biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp?

A. Phát biểu ý kiến trong cuộc họp dân cư.

B. Bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

C. Góp ý luật khi được Quốc hội trưng cầu ý dân.

D. Tố cáo hành vi tham nhũng.

Câu 7. Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội thuộc lĩnh vực nào được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Xã hội.

D. Kinh tế.

Câu 8. Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

B. Thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta với đời sống nhân dân.

C. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9. Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bất khả xâm phạm tính mạng.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 10. Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Hiến pháp về văn hoá?

A. Anh G hay có hành vi đánh chửi vợ con.

B. Bà M thường chê bai các loại hình nghệ thuật truyền thống.

C. Bạn C luôn có ý thức thực hiện trách nhiệm công dân về xây dựng gia đình ấm no.

D. Anh K luôn ngăn cản các con tiếp cận các thông tin đại chúng về giáo dục. 

Câu 11. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là của Quốc Hội?

A. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

B. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

C. Thống nhất quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội.

D. Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia.

Câu 12. Chính phủ không có nhiệm vụ nào sau đây?

A. Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật.

B. Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia.

C. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

D. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.

Câu 13. Hội đồng Bầu cử quốc gia được thành lập lần đầu tiên vào thời gian nào?

A. Tháng 11/2015. 

B. Tháng 10/2015. 

C. Tháng 11/2016. 

D. Tháng 10/2016. 

Câu 14. Luật Phòng, chống ma tuý quy định nghiêm cấm các hành vi sản xuất, tàng trữ vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý, người nào có hành vi vi phạm sẽ bị xử li vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực.

C. Tính nghiêm minh.

D. Tính hình thức.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây là dấu hiệu phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức và quy phạm xã hội khác?

A. Pháp luật mang tính xã hội và tính nhân dân sâu sắc.

B. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

C. Pháp luật là quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ trong xã hội trong đất nước.

D. Pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 16. Vì cho rằng giám đốc công ty quyết định kỉ luật mình là sai quy định của pháp luật, trên cơ sở Luật Khiếu nại, chị An đã làm đơn khiếu nại quyết định của giám đốc công ty. Việc làm này của chị An là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?

A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí văn hoá, xã hội. 

B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình. 

D. Pháp luật là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm.

Câu 17. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp và Luật Giáo dục, công dân có thể thực hiện quyền học tập từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?

A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí văn hoá, xã hội.

B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.

C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.

D. Pháp luật là phương tiện để công dân làm theo pháp luật.

Câu 18. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định được gọi là gì?

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Nghị quyết.

Câu 19. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 20. Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128, quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, trong đó quy định không hạn chế việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Tuy vậy, ở một số nơi Uỷ ban nhân dân xã vẫn tự ban hành quy định cách li 3 - 5 ngày đối với người từ các địa phương khác về quê trong dịp Tết, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.

Theo em, việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không? Vì sao?

A. Việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật vì Uỷ ban nhân dân xã đang làm đúng với Nghị quyết của Quốc hội đề ra.

B. Việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã không có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật vì Uỷ ban nhân dân xã đang làm trái với Nghị quyết của Chính phủ đề ra.

C. Việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã không có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật vì Uỷ ban nhân dân xã đang làm đúng với Nghị quyết của Chính phủ đề ra.

D. Việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã không có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật vì Uỷ ban nhân dân xã đang làm trái với Nghị quyết của Chủ tịch nước đề ra.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phải là ngành luật?

A. Luật Hôn nhân và gia đình.

B. Quy định về Bảo vệ di sản văn hoá.

C. Luật Kinh tế.

D. Luật Tố tụng Dân sự. 

Câu 22. Biểu hiện nào sau đây không phải là của sử dụng pháp luật?

A. Thanh tra giao thông xử phạt người buôn bán, lấn chiếm vỉa hè.

B. Người kinh doanh bán đúng hàng hóa đã đăng kí.

C. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.

D. Nhân viên công ty tố cáo người lấy trộm tài sản của công ty.

Câu 23: Thực hiện pháp luật là gì?

A. Là hành vi hợp pháp của mỗi cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

B. Là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của hiến pháp, pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

C. Là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

D. Là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống kinh tế - xã hội.

Câu 24. Hoạt động nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Tụ tập đông người trong những ngày phòng chống dịch bệnh COVID-19. 

B. Không chơi trò chơi điện tử ăn tiền dù bị bạn rủ nhiều lần.

C. Đứng xem, cổ vũ người dua xe mô tô.

D. Không phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông. 

 

PHẦNII. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm). Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về kinh tế?

Câu 2 (2,5 điểm). 

a. (1,0 điểm) Các hành vi sau ứng với những hình thức thực hiện pháp luật nào?

(1) Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.

(2) Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

(3) Không tàng trữ trái phép chất ma túy.

(4) Xét xử các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

b. (1,5 điểm) Xử lí tình huống sau:

H và M là bạn thân học chung lớp 10B. Gần đây, H thấy M có biểu hiện khác lạ thường xuyên bỏ học. Giờ ra chơi, H phát hiện M lén vào nhà vệ sinh để sử dụng chất kích thích. H lên tiếng khuyên can:

- Sao bạn lại làm thế, mình còn nhỏ, sử dụng những thứ này không tốt cho sức khỏe đâu!

M đáp:

- Mình chỉ thử cho vui thôi. Không sao đâu!

H lo lắng nói:

- Mình thấy sức khỏe bạn dạo này không ổn. Bạn hay nghỉ học, ngủ gật trong lớp nữa.

Nghe vậy, M tỏ vẻ khó chịu:

- Thôi không phải việc của bạn, bạn đừng nói nữa.

Nếu là H, em sẽ làm gì để can ngăn M?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

1 - D

2 - B

3 - A

4 - B

5 - C

6 - C

7 - A

8 - D

9 - B

10 - C

11 - C

12 - B

13 - A

14 - B

15 - B

16 - B

17 - C

18 - A

19 - D

20 - C

21 - D

22 - D

23 - D

24 - C

 

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm): Hiến pháp 2013 quy định về kinh tế

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.

- Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.

Câu 2 (2,5 điểm):

a. Hình thức thực hiện pháp luật

(1) Tuân thủ pháp luật

(2) Thi hành pháp luật

(3) Tuân thủ pháp luật

(4) Áp dụng pháp luật

b. Xử lí tình huống

H nên khuyên bạn M không nên sử dụng chất kích thích vì không những nó có hại cho sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng đến việc học tập của mình. Nếu M không nghe, H nên báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có những biện pháp can ngăn phù hợp.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi KTPL 10 Cánh diều, trọn bộ đề thi KTPL 10 Cánh diều, Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CD:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác