Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CD: Đề tham khảo số 3
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CD: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
I. Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nội dung hiến pháp bao gồm vấn đề nào?
A. Bản chất nhà nước.
B. Chế độ chính trị.
C. Chế độ kinh tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Mọi công dân phải có thái độ như thế nào đối với Hiến pháp?
A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
B. Phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
C. Có thể bỏ qua không cần chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
D. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều được.
Câu 3. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là cơ sở, căn cứ cho tất cả các:
A. Hoạt động.
B. Văn bản.
C. Ngành luật.
D. Ngành kinh tế.
Câu 4. Hành vi nào sau đây không thực hiện đúng nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị?
A. A tuyên truyền về chủ quyền không thể chối cãi đối với biển đảo của Việt Nam trên các trang mạng xã hội.
B. Chị M vận động mọi người trong khu phố tham gia chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”.
C. Anh C thường xuyên chia sẻ và đăng bài xuyên tạc nội dung chính trị nước Việt Nam.
D. Anh D khuyến khích mọi người tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở để bảo vệ tốt hơn những quyền lợi của mình.
Câu 5. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng mấy hình thức cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 6. Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhận xét nào sau đây là đúng về hành động của Uỷ ban nhân dân xã B?
A. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng nghĩa vụ khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
B. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
C. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
D. Uỷ ban nhân dân xã B chưa thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
Câu 7. Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội thuộc lĩnh vực nào được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Xã hội.
D. Kinh tế.
Câu 8. Việt Nam đã có những thành tựu nào trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân?
A. Hiến pháp 2013 có một chương riêng về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”.
B. Ban hành 96 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
C. Báo chí phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9. Hiến pháp năm 2013 quy định vấn đề phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng ở lĩnh nào?
A. Chính trị.
B. Môi trường.
C. Khoa học.
D. Công nghệ.
Câu 10. Hiến pháp năm 2013 khẳng định lĩnh vực nào giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
A. Văn hóa.
B. Chính trị.
C. Khoa học, công nghệ.
D. Môi trường.
Câu 11. Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng hoạt động của một tổ chức chất lượng của các hồ sơ, các thông tin tài chính là nhiệm vụ của cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?
A. Kiểm toán nhà nước.
B. Bầu cử quốc gia.
C. Quốc hội.
D. Ủy ban nhân dân.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bộ máy nhà nước Việt Nam?
A. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Ngoài Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cũng có chức năng xét xử.
C. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
D. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Chính phủ thành lập.
Câu 13. Tòa án xét xử A tại phiên tòa và ra bản án buộc tội A về “Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” thể hiện nhiệm vụ gì của Tòa án nhân dân?
A. Có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người.
B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14. Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?
A. Nhà nước.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Quốc hội.
D. Chủ tịch nước.
Câu 15. Vì sao pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người?
A. Góp phần tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
B. Điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự
C. Giúp bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16. Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm mục đích gì?
A. Điều chỉnh các nguồn lực kinh tế.
B. Điều chỉnh các quan hệ xã hội.
C. Điều chỉnh sự phân hóa giàu nghèo.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 17. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm pháp luật thì sẽ ra sao?
A. Cảnh cáo.
B. Giáo dục.
C. Xử lý nghiêm minh.
D. Đe dọa.
Câu 18. Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù được gọi là gì?
A. Ngành luật.
B. Chế định pháp luật.
C. Quy phạm pháp luật.
D. Hệ thống pháp luật.
Câu 19. Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?
A. Quy phạm pháp luật.
B. Chế định pháp luật.
C. Ngành luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng. Được biết, Điều 20 Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt này là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ hay không? Vì sao?
A. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản hiến pháp để đưa ra mức xử lí phù hợp.
B. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
C. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
D. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính không phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X d dã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
Câu 21. Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 22. Nội dung nào sau đây là hành vi hợp pháp?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 23: Hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi được gọi là gì?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24. Trường hợp nào sau đây là không thực hiện pháp luật?
A. Công ty M xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy trình kỹ thuật môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
B. Chị Dung chấp hành luật giao thông, vừa an tòan cho bản thân, vừa an tòan cho mọi người đi đường.
C. Ông K xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông Q.
D. Tòa án ra quyết định phạt cải tạo không giam giữ đối với đối tượng trộm cắp tài sản.
PHẦNII. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự bao gồm những quyền gì?
Câu 2 (2,0 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
K và H thảo luận về nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá. K thắc mắc với H: “Sao có thể xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được nhỉ? Vì theo tớ, tiên tiến có nghĩa là hiện đại, mới, loại bỏ cái cũ. Do vậy không thể có một nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc được”.
Nếu là H, em sẽ trả lời K như thế nào?
II. Hướng dẫn chấm và biểu điểm
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
1 - D | 2 - B | 3 - C | 4 - C | 5 - A | 6 - C | 7 - A | 8 - D |
9 - B | 10 - C | 11 - A | 12 - A | 13 - D | 14 - A | 15 - D | 16 - B |
17 - C | 18 - A | 19 - D | 20 - C | 21 - D | 22 - D | 23 - D | 24 - C |
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự bao gồm:
- Quyền sống.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
- Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Quyền tự do đi lại và cư trú.
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
- Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
- Quyền kết hôn và li hôn.
Câu 2 (2,0 điểm):
Nếu là H, em sẽ trả lời K rằng: Nền văn hóa mà Việt Nam xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ “Tiên tiến” là yêu nước và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.
+ “Bản sắc dân tộc” bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm…
Thêm kiến thức môn học
Đề thi KTPL 10 Cánh diều, trọn bộ đề thi KTPL 10 Cánh diều, Đề thi cuối kì 2 KTPL 10 CD:
Bình luận