Đề thi giữa kì 1 Địa lí 9 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Địa lí 9 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: Địa lí 9 – KẾT NỐI TRI THỨC 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Dân tộc chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở nước ta là:

A. Kinh.

B. Tày.

C. Dao.

D. Mường.

Câu 2. Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?

A. Dưới tuổi lao động (đã có khả năng lao động).

B. Trong tuổi lao động (có khả năng lao động).

C. Quá tuổi lao động (vẫn còn khả năng lao động).

D. Những lực lượng có sức lao động, không kể độ tuổi.

Câu 3. Đâu không phải là đặc điểm về quần cư thành thị?

A. Nơi cư trú được cấu trúc thành phường, thị trấn, tổ dân số,...

B. Mật độ dân số thấp.

C. Công nghiệp, dịch vụ là hoạt động kinh tế chủ yếu.

D. Đa chức năng như trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, đổi mới sáng tạo.

Câu 4. Yếu tố tự nhiên nào có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành sản xuất thủy sản?

A. địa hình và nguồn hải sản.

B. khí hậu và dạng địa hình.

C. nguồn nước và khí hậu.

D. sinh vật và nguồn nước.

Câu 5. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi của nước ta phát triển là gì?

A. Nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng.

B. Cơ sở thức ăn ngày càng được đảm bảo.

C. Dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ.

D. Ngành công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 6. Lợi ích của nông nghiệp thông minh là gì?

A. Sử dụng công nghệ để điều khiển công cụ truyền thống.

B. Đảm bảo cây trồng chỉ phải phát triển trong điều kiện tự nhiên.

C. Chỉ sử dụng phân bón hóa học để tăng cường sản xuất.

D. Tăng cường hiệu suất và giảm tác động tiêu cực tới môi trường.

Câu 7. Đặc điểm của các mỏ khoáng sản nước ta là:

A. Quy mô nhỏ, phân bố không tập trung.

B. Có trữ lượng lớn, dồi dào để sản xuất.

C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. Tạo nguồn động lực để phát triển các ngành công nghiệp khác.

Câu 8. Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình, trung tâm nhỏ là dựa vào:

A. giá trị sản xuất.

B. vị trí địa lí.

C. diện tích.

D. vai trò.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Em hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta.

b. Để bảo vệ tài nguyên rừng đầu nguồn nước ta chính phủ nước ta đã có biện pháp gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày xu hướng phát triển công nghệ xanh ở nước ta.

Câu 3 (0,5 điểm). Em hãy phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

 

       B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta.

+ Năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,88%. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đóng góp gần 3% toàn ngành nông, lâm, thuỷ sản.

+ Khai thác, chế biến lâm sản: diện tích rừng sản xuất chiếm hơn 53% tổng diện tích rừng. Sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng. Các vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và trung du va miền núi Bắc Bộ. Ngoài gỗ rừng còn cung cấp các loại nông sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,… Công nghệ chế biến gỗ và lâm sản gắn liền với các vùng nguyên liệu.

+ Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Hoạt động trồng rừng được quan tâm đẩy mạnh. Diện tích rừng trồng mới ngày càng mở rộng, trong đó rừng sản xuất được trồng mới nhiều nhất. Nghề trồng dược liệu dưới tán rừng phát triển, tạo thành kế sinh nhai ổn định cho người dân vùng rừng. Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng ngày càng được đẩy mạnh. Tăng cường khoanh nuôi tự nhiên, xây dựng và quản lí chặt chẽ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

b. Để bảo vệ tài nguyên rừng đầu nguồn nước ta chính phủ nước ta đã có biện pháp:

+ Giao rừng cho người dân quản lí.

+ Đóng cửa rừng.

+ Tăng cường kiểm lâm để bảo vệ rừng đầu nguồn.

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Xu hướng phát triển công nghệ xanh ở nước ta.

Ngành công nghiệp đang chuyển hướng, ưu tiên vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo-sản xuất công nghệ cao và “sạch” hơn. Đây là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có thể kể đến sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử. Đồng thời, cần hạn chế các ngành nghề truyền thống như dệt may nhuộm, gia công giày da, sản xuất pin, ắc quy đang sử dụng công nghệ lạc hậu và lỗi thời. Đây là những lĩnh vực sử dụng nhiều hóa chất và thải ra nhiều độc hại cho công nhân cũng như môi trường xung quanh.

+ Chính phủ đưa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, như điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện hay thủy điện. Tại Việt Nam, đã có nhiều nhà đầu tư sở hữu dự án đạt chứng chỉ công trình xanh. Tiêu biểu có thể kể đến VSIP hoặc DEEP C. Những đơn vị này đang sử dụng hệ thống năng lượng điện mặt trời áp mái để cung cấp điện cho một phần khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều dự án trong tương lai cũng được định hướng xanh và thông minh.

Câu 3

(0,5 điểm)

- Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta.

+ Dân cư – lao động: Nước ta có dân số đông, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn. Lực lượng lao động trong nông nghiệp dồi dào với kinh nghiệm sản xuất phong phú, trình độ lao động ngày càng cao thuận lợi cho các biện pháp áp dụng kĩ thuật tiên tiến, hiện đại vào trong sản xuất.

+ chính sách phát triển nông nghiệp: Các chính sách phát triển nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn bền vững, nông nghiệp hữu cơ: hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp với các chính sách tín dụng,… Nhà nước thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

+ Khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kĩ thuật: Khoa học công nghệ phát triển tạo thành nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với sự thay đổi điều kiện sinh thái, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện, đã xây dựng các hệ thống thuỷ lợi lớn. Các cơ sở chế biến nông sản được đầu tư gắn liền với vùng chuyên canh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

+ Thị trường tiêu thụ nông sản: Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm.

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Địa lí 9 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 Địa lí 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác