Đề thi cuối kì 2 Địa lí 9 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Địa lí 9 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: Địa lí 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là gì?

A. Than.                     B. Dầu khí.            C. Boxit.               D. Đồng.

Câu 2: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là gì?

A. Có nhiều rừng với các loại lâm sản quý hiếm.

B. Sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.

C. Có nhiều mỏ than với quy mô lớn.

D. Có nhiều mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

Câu 3: Thuận lợi lớn nhất về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là gì?

A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng.             B. Ba mặt giáp biển.

C. Nằm ở cực Nam tổ quốc.                      D. Rộng lớn nhất cả nước.

Câu 4: Vào màu khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

A. Xâm nhập mặn.                                   B. Cháy rừng.

C. Triều cường.                                        D. Thiếu nước ngọt.

Câu 5: Loại hình thiên tai nào ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta?

A. Sạt lở bờ biển.                                      B. Lũ quét.

C. Hạn hán.                                             D. Bão.

Câu 6: Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích khoảng:

A. 1 triệu km2.             B. 2 triệu km2.       C. 1,5 triệu km2.    D. 2,2 triệu km2.

Câu 7: Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất nước ta

A. Đất feralit.                                           B. Đất phù sa.

C. Đất badan.                                           D. Đất xám phù sa cổ.

Câu 8: Thành phố nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc Trung ương?

A. Cần Thơ.                                             B. Long Xuyên.

C. Cà Mau.                                              D. Mỹ Tho.

Câu 9: Biểu hiện nào không thể hiện được vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước?

A. Có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất cả nước.

B. Có tỉ trọng cao nhất trong GDP cả nước.

C. Có tỉ trọng xuất khẩu cao nhất cả nước.

D. Chiếm tỉ lệ cao về số dân so với cả nước.

Câu 10: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Bình Dương.                                        B. Bình Phước.

C. Tây Ninh.                                            D. Đồng Nai.

Câu 11: Đâu không phải là điều thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển của nước ta?

A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.

B. Có nhiều vùng biển nước sâu, kín gió.

C. Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt.

D. Có nhiều cửa sông rộng.

Câu 12: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

A. Xây dựng hệ thống đê điều.                   B. Chủ động chung sống với lũ.

C. Tăng cường công tác dự báo lũ.             D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.

Câu 13: Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là gì?

A. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.

B. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn.

C. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê.

D. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.

Câu 14: Vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh kinh tế.

B. Ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.

C. Có sức hấp dẫn lớn các nhà đầu tư.

D. Chiếm tỉ trọng nhỏ ương GDP cả nước.

Câu 15: Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ về tự nhiên là:

A. đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

B. đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

D. khí hậu phân hóa theo độ cao.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?

A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.

B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.

C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.

D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.

 

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (1.0 điểm) 

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.

Câu 1 (1.0 điểm):  Cho bảng số liệu:

Bảng 1. Diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021

(Đơn vị triệu ha)

 

                               Năm 

Tiêu chí

2010

2015

2020

2021

Tổng diện tích rừng

13,4

14,1

14,7

14,7

Diện tích rừng tự nhiên

10,3

10,2

10,3

10,1

Diện tích rừng trồng

3,1

3,9

4,4

4,6

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2021, 2022)

a) Tổng diện tích rừng nước ta trong giai đoạn 2010 – 2021 có xu hướng giảm.

b) Diện tích rừng trồng tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2021.

c) Diện tích rừng trồng mới trung bình hàng năm đều tăng nhờ đẩy mạnh công tác trồng rừng.

d) Để thể hiện tổng diện tích rừng của nước ta, trong đó có diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng giai đoạn 2010 – 2021, biểu đồ tròn là thích hợp nhất.


 

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC

       PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

B

D

D

A

A

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

C

C

B

A

D

B

A

        PHẦN II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

CÂU 1

Đ-S

a

S

b

Đ

c

Đ

d

S

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Địa lí 9 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Địa lí 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác