Đề thi cuối kì 2 Địa lí 9 KNTT: Đề tham khảo số 4
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Địa lí 9 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: Địa lí 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là
A. Công nghiệp khai khoáng. B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Chế biến nông - lâm sản.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?
- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Hoàn thiện quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Hạn chế người nhập cư để giảm sức ép về vấn đề việc làm.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên?
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.
- Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các dòng sông Xê Xan và Xrê Pôk.
- Độ che phủ rừng lớn nhất cả nước nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
- Đất phù sa là chủ yếu và phân bố tập trung trên các cao nguyên bằng phẳng.
Câu 4: Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là gì?
- Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.
- Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.
- Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
- Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.
Câu 5: Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là
A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk. B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.
C. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim. D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng.
Câu 6: Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là:
- TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân An.
- TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Mỹ Tho.
Câu 7: Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là
- thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí.
- trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất.
- đẩy mạnh công nghiệp chế biến ở vùng chuyên canh.
- xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn.
Câu 8: Giải pháp nào sau đây mang tính tổng thể để từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở năng lượng của Đông Nam Bộ?
- Khai thác và chế biến dầu khí.
- Phát triển nguồn năng lượng sạch.
- Phát triển nguồn điện tại chỗ và mạng lưới truyền tải điện.
- Phát triển công nghiệp hiện đại ít nhiên liệu.
Câu 9: Đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung ở đâu?
- Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.
- Đồng Tháp Mười, Hà Tiên.
- Ven sông Hậu, Sông Tiền.
- Ven biển, Đồng Tháp Mười.
Câu 10: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Vật liệu xây dựng.
- Cơ khí nông nghiệp.
- Sản xuất hàng tiêu dùng.
- Chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 11: Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
- Mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.
- Nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
- Đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
- Thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.
Câu 12: Mục đích chủ yếu của việc đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị là gì?
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng cao cấp.
- Phát huy thế mạnh tự nhiên và lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế thiên tai.
Câu 13: Bờ biển nước ta kéo dài từ
A. Móng Cái đến Vũng Tàu. B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên. D. Móng Cái đến Hà Tiên.
Câu 14: Tính đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu cảng biển?
A. 33 cảng.
B. 34 cảng.
C. 35 cảng.
D. 36 cảng.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của việc đánh bắt thuỷ sản xa bờ ?
- Nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác hải sản vùng biển.
- Thuận tiện cho việc trao đổi hàng hoá với nước ngoài.
- Góp phần hạn chế sự suy giảm tài nguyên sinh vật vùng ven bờ.
- Góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
Câu 16: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?
- Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.
- Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.
- Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (1.0 điểm)
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Câu 1 (1.0 điểm): Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2023
Năm | 2010 | 2015 | 2022 | 2023 | |
Diện tích (nghìn ha) | Cả nước | 7489,4 | 7828 | 7108,9 | 7119,3 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 3945,9 | 4301,5 | 3802,7 | 3838,6 | |
Sản lượng (nghìn tấn) | Cả nước | 40005,6 | 45091 | 42660,8 | 43497,7 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 21595,6 | 25583,7 | 23536,2 | 24156,4 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
a) Diện tích và sản lượng lúa của vùng tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2023.
b) Năng suất lúa của vùng năm 2023 gấp 1,15 lần năm 2010.
c) Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước giai đoạn 2010 – 2023 lần lượt tăng 1,6% và 1,2%.
d) Năng suất lúa của vùng tăng chủ yếu do đẩy mạnh chế biến, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – KẾT NỐI TRI THỨC
PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | D | D | B | B | A | B | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
C | D | D | C | D | B | B | A |
PHẦN II. PHẦN TRẮC NGHIỆM
CÂU 1 | Đ-S |
a | S |
b | Đ |
c | S |
d | S |
Đề thi Địa lí 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Địa lí 9 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Địa lí 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận