Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 CD: Đề tham khảo số 6

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10 CD: Đề tham khảo số 6 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

ĐỊA LÍ 10 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Tech12h

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, người ta sử dụng phương pháp: 

A. kí hiệu. 

B. bản đồ - biểu đồ. 

C. khoanh vùng. 

D. đường chuyển động. 

Câu 2. Hướng gió thường được biểu hiện bằng phương pháp: 

A. đường chuyển động. 

B. kí hiệu. 

C. chấm điểm. 

D. bản đồ - biểu đô. 

Câu 3. Nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, rắn chắc, độ dày dao động từ 5 km đến 70 km là: 

A. lớp ba – dan. 

B. lớp granit. 

C. vỏ cảnh quan. 

D. vỏ Trái Đất. 

Câu 4. Tính theo giờ khu vực, nếu ở kinh tuyến nếu ở kinh tuyến 1050Đ là 12 giờ thì ở kinh tuyến 1040Đ là mấy giờ? 

A. 11 giờ. 

B.  12 giờ. 

C. 10 giờ. 

D. 14 giờ. 

Câu 5. Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất bao gồm: 

A. ba – dan, granit, macma. 

B. trầm tích, đá sét, đá vôi. 

C.macma, granit, đá vôi. 

D. macma, trầm tích và biến chất. 

Câu 6. Khoa học Địa lí cần cho những người hoạt động: 

A. ở các lĩnh vực sản xuất. 

B. chỉ ở phạm vi ngoài thiện nhiện. 

C. chỉ ở lĩnh vực công tác xã hội. 

D. chỉ thuộc phạm vi ở biển đảo. 

Câu 7. Phương pháp kí hiệu thường dùng để: 

A. thể hiện vị trí của những đối tượng đối tượng địa lí phân bố theo những điểm. 

B. thể hiện các đối tượng có khả năng di chuyển. 

C. thể hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ. 

D. thể hiện các đối tượng địa lí phân bố tập trung. 

Câu 8. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và 

A. phần trên của lớp Manti. 

B. phần dưới của lớp Manti. 

C. nhân ngoài của Trái Đất. 

D. nhân trong của Trái Đất. 

Câu 9. So với vỏ Trái Đất, chiều dày của thạch quyển: 

A. mỏng hơn. 

B. dày hơn. 

C. chỉ bằng một nửa. 

D. luôn dày gấp hai lần ở mọi nơi. 

Câu 10. Trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động, hướng của mũi tên thể hiện được: 

A. quy mô của đối tượng. 

B. hướng di chuyển của đối tượng. 

C. tốc độ di chuyển của đối tượng. 

D. sự gắn bó của đối tượng. 

Câu 11. Các quá trình ngoại lực bao gồm:  

A. tạo núi, vận chuyển, bồi tụ và bóc mòn.  

B. phong hóa, bào mòn, uốn nếp và đứt gãy. 

C. bóc mòn, nâng lên, hạ xuống và phong hóa.  

D. phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.  

Câu 12. Hiện tượng ngày và đêm luân phiên ở mọi nơi trên bề mặt trái Đất là do:

A. hình dạng và cấu trúc của Trái Đất. 

B. vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời. 

C. bức xạ của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất. 

D. dạng hình cầu và chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. 

Câu 13. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do: 

A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng. 

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang động. 

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn. 

D. Trái Đất thực hiện cùng lúc hai chuyển động tự quay và quay quanh Mặt Trời. 

Câu 14. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân sinh ra nội lực. 

A. Nhiệt độ của không khí. 

B. Sự phân hủy các chất phóng xạ. 

C. Năng lượng của các phản ứng hóa học. 

D. Sự dịch chuyển của các dòng vật chất. 

Câu 15. Hiện tượng nào sau đây do nội lực gây ra? 

A. Hiện tượng lở đất. 

B. Hiện tượng động đất, núi lửa. 

C. Hiện tượng di chuyển vật liệu trên bề mặt đất. 

D. Bồi đắp phù sa ở các cùng cửa sông. 

Câu 16. Đâu không phải là kết quả hiện tượng đứt gãy? 

A. Hẻm vực. 

B. Thung lũng.

C. Khối núi. 

D. Núi lửa. 

Câu 17.  Qúa trình phá hủy, làm vỡ đá, khoáng vật bị vỡ nhưng không làm thay đổi thành phần và tinh chất được gọi là quá trình...

A. bào mòn. 

B. phong hóa hóa học. 

C. phong hóa sinh học. 

D. phong hóa lí học. 

Câu 18. Ngoại lực giống với nội lực ở điểm nào sau đây? 

A. Đều có xu hướng san bằng bề mặt Trái Đất. 

B. Đều làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất. 

C. Đều có xu hướng giảm độ cao của các dạng địa hình. 

D.  Đều có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất bị ghồ ghề hơn. 

Câu 19. Địa hình nào sau đây không phải do gió tạo nên? 

A. Hồ trũng thổi mòn. 

B. Bề mặt đá rỗ tổ ong. 

C. Ngọn đá sót hình nấm. 

D. Cao nguyên băng hà. 

Câu 20: Các địa hình sau đây do sóng biển tạo nên?

A. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ. 

B. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng. 

C. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn. 

D. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ. 

Câu 21. Trong phương pháp kí hiệu, yếu tố nào của kí hiệu thể hiện được quy mô đối tượng địa lí trên bản đồ? 

A. Màu sắc. 

B. Kích thước. 

C. Số lượng. 

D. Hình dạng kí hiệu. 

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất. 

A. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km. 

B. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. 

C. Trên cùng là đá badan, dưới cùng là đá trầm tích. 

D. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển. 

Câu 23. Đá biến chất được hình thành: 

A. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi. 

B. ở nơi trũng do sự lắng tự và nén chặt các vật liệu. 

C. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao. 

D. từ khối macma nóng chảy dưới mặt đất và trào lên. 

Câu 24. Tính theo giờ địa phương, nếu ở kinh tuyến 1050Đ là 12 giờ thì ở kinh tuyến 1040Đ là mấy giờ? 

A. 11 giờ 56 phút. 

B. 10 giờ 56 phút. 

C.  16 giờ 56 phút. 

D. 8 giờ 56 phút. 

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm): Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực. Tại sao trên Trái Đất lại có đường chuyển ngày quốc tế?

Câu 2. (1,5 điểm): Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tự do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh. Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? 

Câu 3. (1,0 điểm): Một điện tính đánh từ TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam – múi giờ thứ 7) lúc 7 giờ ngày 2/4/2020, 1 giờ sau trao cho người nhận tại Washington (Hoa Kì – múi giờ số 19). Hỏi người nhận vào thời điểm nào?

_ _HẾT_ _


 

 

 

 

BÀI LÀM

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 10 – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9 

Câu 10

D

A

D

B

B

A

A

A

B

B

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

D

D

A

A

B

D

D

B

D

A

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

 

B

C

C

A

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực: 

- Giờ địa phương: 

+ Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng. 

+ Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời. 

 

 

0,5 điểm 

 

- Giờ khu vực: 

+ Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực. 

+ Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 là khu vực có giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên viên Grinuych ở Anh)

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm 

 

Giải thích: 

- Trái Đất hình cầu nên khu vực 0 và 24 trùng nhau. Vì thế, cần có đường chuyển ngày quốc tế.  

- Người ta quy định lấy kinh tuyến 180 ° qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 ° thì lùi một ngày lịch, còn đi từ phái đông sang phía Tây qua kinh tuyến 180 ° thì tăng thêm một ngày. 

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

 

Câu 2

(1,5 điểm)

 Qúa trình bóc mòn và bồi tu do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh vì: 

- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và mưa lớn với mạng lưới sông ngòi dày đặc. 

- Nền nhiệt, ẩm cao làm đất đá dễ bị ohong hóa, bóc mòn do nước hoặc gió. 

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc à Vận chuyển mạnh mẽ các vật liệu bóc mòn đến các khu vực thấp bồi tụ nên các dạng địa hình mới. 

- Có đường bờ biển dài 3260 km, chịu sự ảnh hưởng của thủy triều, núi cao ăn ra tận biển. 

 

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm 

Tác động của các quá trình bóc mòn và bồi tự đến địa hình nước ta:

- Do sự tác động của xâm thực với các dòng nước chảy trên mặt ở miền núi nước ta nên đã hình thành nên những cánh đồng giữa núi tương đối rộng lớn như Mường Thanh, Sơn La....

- Do tác động của bóc mòn có nhiều vịnh biển như Vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh...

 

 

0,25 điểm 

 

0,25 điểm 

Câu 3

(1,0 điểm)

Washington và TP. Hồ Chí Minh chênh lệch nhau: 19 – 7 = 12 (múi giờ). 

Khi TP. Hồ Chí Minh là 7 giờ ngày 2/4/2020 thì Washington sẽ là 19 giờ ngày 1/4/2020. 

Một giờ sau trao cho người nhận thư, lúc đố là: 19 + 1 = 20 giờ ngày 01/4/2020. 

 

1,0 điểm 

 

 

 

 

 


 

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Địa lí 10 Cánh diều, trọn bộ đề thi Địa lí 10 Cánh diều, Đề thi giữa kì 1 Địa lí 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác