Đề thi giữa kì 1 công dân 7 KNTT: Đề tham khảo số 4

Đề tham khảo số 4 giữa kì 1 công dân 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

TT

Phần/

Chương/

Chủ đề/

Bài

 

Nội dung

 kiểm tra

Mức độ đánh giá

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TL

TL

TN

TL

 

1

 

Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương

 

- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

6 câu

   

6

 

 

2

Bài 2. Quan tâm cảm thông và chia sẻ

 

 

 

- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Đưa ra lời nói/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

- Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

5 câu

 

1/2 câu

1/2 câu

5

1

 

3

 

Bài 3. Học tập tự giác, tích cực

 

- Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

5 câu

 

1 câu

 

1/2 câu

1/2 câu

5

2

Tổng số câu

16 

01 

01 

01 

16

3

Tổng số điểm

4.0 

3.0

2.0

1.0

4.0

6.0

Tỉ lệ %

40 %

30 %

20 %

10 %

40 %

60 %

 

BẢN ĐẶC TẢ

TT

Mạch

nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo 

dục

đạo đức

1: Tự hào về truyền thống quê hương

Nhận biết: 

- Nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương.

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Vận dụng:

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyên thống tốt đẹp của quê hương.

- Xác định được những việc làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

Vận dụng cao:

Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương

6 TN

   
2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Nhận biết:

Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm,cảm thông và chia sẻ với nhau.

Vận dụng:

- Đưa ra lời nói/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Vận dụng cao:

Thường xuyên có những lời nói. Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

5 TN

 

1/2 TL

1/2 TL

3. Học tập tự giác, tích cực

Nhận biết: 

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

Thông hiểu:

- Giải thích được vì sao phải hoc tập tự giác, tích cực

Vận dụng:

- Góp ý nhắc nhở những bạn bè chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

Vận dụng cao:

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

5 TN

1 TL

1/2 TL

1/2 TL

Tổng 

 

16 TN

1 TL

1TL

1 TL

Tỉ lệ %

 

40

30

20

10

Tỉ lệ chung 

 

40 %

                  60 %

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm): Chọn đáp án đúng trong các câu sau. 

Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu thảo.

B. Hiếu học.

C. Cần cù.

D. Trung thực.

Câu 2: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Lao động cần cù.

C. Hiếu thảo.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 3. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.

B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? 

A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 5. Ông K muốn truyền lại bí quyết làm bánh tráng ngon cho anh T là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển, tuy nhiên bố mẹ của anh T lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh T thể hiện

A. có ý thức phát huy nghề truyền thống.

B. không có ý thức phát huy nghề truyền thống.

C. lối sống theo hướng hiện đại.

D. tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 6. Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ P lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M với mục đích nhờ anh M xin bố mình là ông Q cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

A. Anh P.      

B. Ông S và bà K.

C. Anh M và ông Q.      

D. Ông S

Câu 7: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người đề cao.                                                  

B. Mọi người kính nể.

C. Mọi người yêu quý và kính trọng.                         

D. Mọi người xa lánh.

Câu 8: Hành vi nào sau đây không thể hiện sự quan tâm chia sẻ ?

A. Thấy người bị tai nạn không giúp.

B. Nấu cháo, mua thuốc khi mẹ ốm.

C. Cổ vũ nhiệt tình khi đồng đội tham gia thi đấu thể thao.

D. Thường xuyên gọi điện thăm hỏi ông bà.

Câu 9: Ý kiến nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quan tâm, cảm thông chia sẻ?

 A. Giúp mọi người có động lực vượt qua khó khăn

 B. Mối quan hệ xã hội không bền vững.

 C. Nhận được sự tôn trọng, yêu quý của mọi người.

 D. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.

Câu 10: Câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nào dưới đây nói về phẩm chất quan tâm cảm thông chia sẻ?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Thương người như thể thương thân.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 11: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Tặng quà bằng vật chất mới thể hiện sự quan tâm.

B. Chỉ quan tâm, chia sẻ khi gặp khó khăn.

C. Khi được đề nghị thì mới giúp đỡ người khác.

D. Sự quan tâm, cảm thông chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.

Câu 12: Học tập, tự giác tích cực là

A. chủ động nhờ người khác giúp đỡ.

B. cần nhắc nhở khi thực hiện nhiệm vụ.

C. làm được đến đâu thì làm.

D. chủ động cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.

Câu 13: Không học tập tự giác tích cực sẽ

A. đạt kết quả cao trong học tập.

B. rèn tính tự lập tự chủ.

C. được mọi người tin yêu.

D. học tập sa sút, kết quả học tập thấp

Câu 14: Quan điểm nào sau đây là đúng?

A. Khi kiểm tra mới cần tích cực tự giác.

B. Giáo viên cho điểm cao mới xung phong làm bài.

C. Học sinh không cần xây dựng kế hoạch học tập.

D. Học tập tự giác tích cực giúp rèn luyện tự lập tự chủ.

Câu 15: Ý kiến nào không phải là thái độ học tập tích cực tự giác?

A. Học tập tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được mơ ước của bản thân.

B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được.

C. Khi hoàn cảnh thay đổi thì nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra.

D. Để mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân chúng ta cần phải học tập tự giác, tích cực.

Câu 16: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về học tập tự giác, tích cực?

   A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

C. Há miệng chờ sung

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

II. Phần tự luận (6,0 điểm):

Câu 1 (3 điểm): Vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau? Cho 2 ví dụ thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

Câu 2 (2 điểm): Tình huống: Cuối tuần, H đang ngồi làm bài tập trong sách nâng cao thì A đến rủ đi chơi. H từ chối không đi, A liền nói: “Tớ chỉ làm bài tập dễ thôi, còn bài tập khó, nâng cao cô có yêu cầu làm đâu. Đi chơi điện tử với tớ đi".

a. Em có nhận xét gì về ý thức học tập của H và A?

b. Nếu là H, em sẽ góp ý với A như thế nào?

Câu 3 (1điểm): Là học sinh em cần làm gì để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

I. Phần trắc nghiệm: (4,0 điểm)Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đ/A

A

D

A

C

B

B

C

A

B

B

D

D

D

D

B

A

          II. Phần tự luận (6,0 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

(3 điểm)

* Quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ giúp mỗi người:

+ Có thêm động lực vượt qua khó khăn, thử thách

+ Nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người

+ Cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc

+ Các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

* HS đưa ra 1 ví dụ đúng sẽ được 0.5 điểm

 

 

0.5

0.5

0.5

 

0.5

1.0

(2 điểm)

a. Nhận xét về H và A:

- H là người biết học tập chủ động, tích cực; 

- Ngược lại A không chủ động học tập tự giác, tích cực; 

b. Nếu em là H, em sẽ khuyên A rằng nếu muốn nâng cao thành tích học tập thì chỉ làm những bài tập dễ cô giao thôi là không đủ. 

Khi làm thêm những bài tập nâng cao không những giúp ôn luyện lại kiến thức đã học, giúp hiểu sâu và nắm vững kiến thức, mà còn giúp rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo và tính kiên trì. 

 

0.5

0.5

 

 

    0.5

 

 

    0.5

(1 điểm)

- HS nêu được 1 việc làm đúng, phù hợp với HS được 0.5 điểm

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 1 công dân 7 Kết nối Đề tham khảo số 4, đề thi giữa kì 1 công dân 7 KNTT, đề thi công dân 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác