Đề thi cuối kì 2 công dân 7 KNTT: Đề tham khảo số 9
Đề tham khảo số 9 cuối kì 2 công dân 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là:
A. Đánh đập.
B. Quan tâm.
C. Sẻ chia.
D. Cảm thông.
Câu 2. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền:
A. Mọi lúc, mọi nơi.
B. Hợp lí, có hiệu quả.
C. Vào những việc mình thích.
D. Cho vay nặng lãi.
Câu 3. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.
B. Người vận chuyển ma/ tuý không vi phạm pháp luật.
C. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
Câu 4. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình
A. Hiện đại, văn hóa.
B. Dân chủ, văn minh.
C. Hòa thuận, hạnh phúc.
D. Truyền thống, tốt đẹp.
Câu 5. Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là:
A. Ép buộc con làm theo ý mình.
B. Ép con nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
C. Không coi trọng ý kiến của con.
D. Nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con.
Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?
A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường.
C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
Câu 7. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.
D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.
Câu 8. Anh P sau khi có hành vi đánh người gây thương tích và trộm một số lượng vàng lớn tại nhà anh K đã chạy trốn và về qua nhà. Ông Q là bố anh P biết sự việc đã khuyên con trai đi bỏ trốn, bà K là mẹ anh P không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng. Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Bà K.
B. Ông Q.
C. Bà K và anh P.
D. Ông Q và anh P.
Câu 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào dưới đây?
A. Giáo viên với học sinh.
B. Cha mẹ với con cái
C. Ông bà và con cháu
D. Anh chị em với nhau.
Câu 10. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.
B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.
C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.
D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
Câu 11. Chủ thể nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?
A. Anh T kêu gọi vốn để kinh doanh.
B. X dùng số tiền tiết kiệm để mua xe đạp.
C. S dùng tiền ăn sáng để đi chơi game.
D. Anh Q đầu tư vốn vào bất động sản.
Câu 12. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?
A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.
B. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/ Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
C. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.
D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.
Câu 13. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?
A. Ma túy và mại dâm.
B. Cờ bạc.
C. Rượu chè.
D. Thuốc lá.
Câu 14. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Luật trẻ em.
B. Luật lao động.
C. Luật tố tụng hình sự.
D. Luật Hôn nhân và gia đình.
Câu 15. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
Câu 16. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội thì sẽ bị xử lý theo
A. Quy định của pháp luật.
B. Cảm tính của chính quyền.
C. Quy ước của làng xã.
D. Hương ước của làng xã.
Câu 17. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen:
A. Ứng phó với bạo lực học đường.
B. Học tập tự giác, tích cực.
C. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
D. Ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Câu 18. Học sinh tranh thủ thời gian rảnh phụ giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo,… Những việc làm đó thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Biết sống có kế hoạch.
B. Biết quan tâm, chia sẻ với người thân.
C. Biết học tập tự giác, tích cực.
D. Biết giữ gìn truyền thống quê hương.
Câu 19. Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động:
A. Trong lao động.
B. Trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
C. Làm những gì mình thích.
D. Tìm kiếm việc làm.
Câu 20. Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
D. Tất cả các quyền trên.
Câu 21. L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ. Nếu là L, em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.
B. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.
C. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.
D. Tự ý lấy tiền tiết kiệm rồi lén dẫn em đi thăm quan.
Câu 22. Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?
A. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.
B. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
D. Năng nhặt, chặt bị.
Câu 23. Những hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
A. Lễ phép, kính trọng.
B. Chăm sóc, giúp đỡ.
C. Ngược đãi, xúc phạm.
D. Vâng lời, ngoan ngoãn.
Câu 24. Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì dưới đây?
A. Anh, em phải trung thực với nhau.
B. Anh, em phải lo cho nhau.
C. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (2 điểm):
a. Nêu khái niệm và một số biểu hiện của bạo lực học đường?
b. Nguyên nhân chủ quan và khách quan nào dẫn đến những hành vi bạo lực học đường?
Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:
a. Vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, M quyết tâm đạt được học bổng. Hai năm qua, nhờ nỗ lực, chăm chỉ học tập, M đã nhận được học bổng khuyến học của quận, giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Em có nhận xét gì về việc làm của M? Điều đó thể hiện bạn là người như thế nào?
b. Thời gian gần đây, trong bản của S có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đỏ trên cơ thể nên người dân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ tà. Nếu là S, em sẽ làm gì?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | B | A | C | D | C | B | A |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | D | C | B | A | D | C | A |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
C | B | B | D | B | A | C | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. - Biểu hiện: + Đặt điều, lan truyền thông tin không đúng về bạn. + Đánh đập, lăng mạ, chửi bới. + Cô lập, nói xấu, chế giễu,… b. Nguyên nhân: - Khách quan: do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh, thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,… - Chủ quan: do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, thiếu kiến thức và kĩ năng sống,… | 0,75 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | a. Việc làm của M là đúng đắn và vô cùng cần thiết, vừa giúp gia đình giảm bớt gánh nặng kinh tế, vừa đạt được kết quả cao trong học tập. - Phẩm chất, tính cách của M: + Là người có kế hoạch, tự giác đặt ra mục tiêu, suy nghĩ thấu đáo. + Nỗ lực, chăm chỉ. + Hiếu thảo, biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ. b. Nếu là S, em sẽ: - Phản đối, giải thích cho mọi người hiểu những lời nói của thầy mo là bịa đặt, vô căn cứ, khuyên mọi người không nên đóng tiền để tránh mất oan. - Báo cáo với chính quyền địa phương về hành vi lừa đảo, truyền bá mê tín dị đoan của thầy mo và đến trạm y tế mời bác sĩ về khám cho trẻ em trong bản. | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Phòng chống bạo lực học đường | 2 | 0,5 | 2 | 0,5 |
|
|
|
| 4 | 1 | 3 |
Quản lí tiền | 3 |
| 2 |
|
| 0,5 | 1 |
| 6 | 0,5 | 2,5 |
Phòng, chống tệ nạn xã hội | 3 |
| 1 |
|
| 0,5 | 1 |
| 5 | 0,5 | 2,25 |
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình | 2 |
| 3 |
| 2 |
| 2 |
| 9 |
| 2,25 |
Tổng số câu TN/TL | 10 | 0,5 | 8 | 0,5 | 2 | 1 | 4 | 0 | 24 | 2 | 26 |
Điểm số | 2,5 | 1 | 2 | 1 | 0,5 | 2 | 1 | 0 | 6 | 4 | 10 |
Tổng số điểm | 3,5 điểm 35% | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 công dân 7 Kết nối Đề tham khảo số 9, đề thi cuối kì 2 công dân 7 KNTT, đề thi công dân 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 9
Bình luận