Đề thi giữa kì 1 công dân 7 KNTT: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 giữa kì 1 công dân 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

TT

Phần/

Chương/

Chủ đề/

Bài

 

Nội dung

 kiểm tra

Mức độ đánh giá

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TL

TL

TN

TL

 

1

 

Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương

 

- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

6 câu

   

6

 

 

2

Bài 2. Quan tâm cảm thông và chia sẻ

 

 

 

- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Đưa ra lời nói/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

- Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

5 câu

 

1/2 câu

1/2 câu

5

1

 

3

 

Bài 3. Học tập tự giác, tích cực

 

- Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

5 câu

 

1 câu

 

1/2 câu

1/2 câu

5

2

Tổng số câu

16 

01 

01 

01 

16

3

Tổng số điểm

4.0 

3.0

2.0

1.0

4.0

6.0

Tỉ lệ %

40 %

30 %

20 %

10 %

40 %

60 %

 

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

TT

Mạch

nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo 

dục

đạo đức

1: Tự hào về truyền thống quê hương

Nhận biết: 

- Nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương.

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Vận dụng:

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyên thống tốt đẹp của quê hương.

- Xác định được những việc làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

Vận dụng cao:

Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương

6 TN

   
2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Nhận biết:

Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm,cảm thông và chia sẻ với nhau.

Vận dụng:

- Đưa ra lời nói/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Vận dụng cao:

Thường xuyên có những lời nói. Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

5 TN

 

1/2 TL

1/2 TL

3. Học tập tự giác, tích cực

Nhận biết: 

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

Thông hiểu:

- Giải thích được vì sao phải hoc tập tự giác, tích cực

Vận dụng:

- Góp ý nhắc nhở những bạn bè chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

Vận dụng cao:

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

5 TN

1 TL

1/2 TL

1/2 TL

Tổng 

 

16 TN

1 TL

1TL

1 TL

Tỉ lệ %

 

40

30

20

10

Tỉ lệ chung 

 

40 %

                  60 %

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm): Chọn đáp án đúng trong các câu sau. 

Câu 1: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào ?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 2: Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người?

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu

B. Tổ chức ma chay cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền

Câu 4: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương 

Câu 5: Quê hương Hải Dương có truyền thống làm bánh đậu xanh, bánh gai... đó là truyền thống tốt đẹp về:

A. Ẩm thực.  B. Lễ hội.      C. Nghệ thuật.        D. Văn hóa.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? 

A. Tự ti về văn hoá quê hương

B. Tìm hiểu phong trào của quê hương

C. Bài trừ mọi nét văn hoá của quê hương.

D. Xúc phạm truyền thống văn hoá quê hương.

Câu 7: Biểu hiện chưa đúng của việc quan tâm cảm thông chia sẻ?

A. Khích lệ động viên bạn bè.

B. Thấy bạn có chuyện buồn thì động viên chia sẻ.

C. Để thể hiện sự quan tâm chia sẻ chỉ cần tặng quà là đủ.

D. Hỏi thăm khi bạn bị ốm.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác ?

A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn

B. Chế giễu, trêu trọc người kém may mắn.

C. Ghen ghét, đố kị với người khác.

D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác ?

A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ người thân.

B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình

C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác

D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 10: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? 

A. Chị ngã, em nâng

B. Nhường cơm, sẻ áo

C. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau 

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 11: Cách ứng xử nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Không căm thù bất kì ai kể cả quân giặc cướp nước và bè lũ bán nước.

B. Cùng chia sẻ, gánh vác khó khăn với những người xung quanh.

C. Hòa đồng với người phạm lỗi lầm biết ăn năn hối cải.

D. Biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau.

Câu 12: Biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực:

A. Thường xuyên học, bài làm trước khi đến lớp.

B. Mua sách học tốt, sách giải bài tập để trả lời câu hỏi của thầy cô trên lớp.

C. Trao đổi với bạn trong khi cô giáo đang giảng bài.

D. Nhờ bạn làm hộ bài khó.

Câu 13: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tích cực, tự giác trong học tập?

A. Chỉ học bài khi cần lấy điểm kiểm tra.

B. Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập không để ai nhắc nhở.

C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn thực hiện thì tùy thuộc hoàn cảnh.

D. Khi nào thầy cô cho đề cương ôn thi thì mới cần phải học bài.

Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện đức tính học tập tự giác, tích cực? 

A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

B. Có mục tiêu học tập rõ ràng để đạt kết quả cao nhất

C. Chủ động lập kế hoạch để đạt mục tiêu đã đề ra.

D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua

Câu 15: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác, tích cực? 

A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học bài và làm bài tập về nhà.

B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn

C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo

D. Bạn A cho rằng chỉ cần học tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra.

Câu 16: Biểu hiện nào không phải là học tập tự giác, tích cực?

A. Học tủ, học lệch, chỉ học những môn mình yêu thích.

B. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.

D. Có phương pháp học tập chủ động.

II. Phần tự luận (6,0 điểm):

Câu 1 (3 điểm): Vì sao học sinh cần phải học tập tự giác, tích cực? Cho 3 ví dụ thể hiện việc học tập tự giác, tích cực?

Câu 2 (2 điểm): Tình huống: A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng, A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

  1. Theo em ý kiến của bạn H như vậy có đúng không ? Tại sao? 
  2. Nếu em là A em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Câu 3 (1điểm): Là học sinh em cần làm gì để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

I. Phần trắc nghiệm:(4,0 điểm)Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đ/A

B

A

C

B

A

B

C

A

D

C

A

B

A

D

C

A

II. PHẦN TỰ LUẬN: 

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

1

(3 điểm)

* Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:

+ Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập;

+ Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ;

+ Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

* HS đưa ra 1 ví dụ đúng sẽ được 0.5 điểm

 

0.5

0.5

 

    0.5

 

    1.5

2

(2 điểm)

a. Ý kiến của H như vậy là không đúng. 

Bởi việc bị ốm phải nghỉ học đã là một sự thiệt thòi rất lớn đối với N. Nếu không có A giúp đỡ, giảng giải những kiến thức mới, thì N sẽ rất khó để theo kịp tiến độ học và sẽ bị tụt lùi so với các bạn.

b. Nếu là A  em sẽ khuyên bạn:

+ Không nên có suy nghĩ như thế

+ Phải biết yêu thương, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.

0.5

0.5

 

 

 

 

0.5

0.5

3 (1 điểm)

- HS nêu được 1 việc làm đúng, phù hợp với HS được 0.5 điểm

1.0

 

 

 

 

 

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 1 công dân 7 Kết nối Đề tham khảo số 2, đề thi giữa kì 1 công dân 7 KNTT, đề thi công dân 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác