Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 KNTT: Đề tham khảo số 8
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 KNTT: Đề tham khảo số 8 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2
MÔN: VẬT LÍ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
ĐỀ SỐ 8
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Một xe khối lượng m = 4 tấn. Chuyển động trên đường nằm ngang. Xe bắt đầu chuyển động sau 10 s đạt vận tốc 25 m/s. Biết lực kéo là 10 800 N, lực ma sát giữa xe và mặt đường là
A. 1000 N.
B. 800 N.
C. 200 N.
D. 1200 N.
Câu 2: Tác dụng ngẫu lực có độ lớn 10 N vào núm xoay của vòi nước như hình. Biết cánh tay đòn của ngẫu lực là 2 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là
A. 0,1 N.m.
B. 0,2 N.m.
C. 2 N.m.
D. 1 N.m.
Câu 3: Moment lực là đại lượng
A. tỉ lệ thuận với độ lớn lực.
B. luôn là hằng số.
C. tỉ lệ nghịch với lực.
D. không phụ thuộc lực.
Câu 4: Trong các động tác nâng tạ từ vị trí (1) sang vị trí (2), từ vị trí (2) sang vị trí (3), từ vị trí (3) sang vị trí (4) ở hình dưới đây, có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?
A. động năng sang nhiệt năng.
B. động năng sang thế năng.
C. thế năng sang động năng.
D. cơ năng sang nhiệt năng.
Câu 5: Một lực thực hiện công khi
A. Giá của lực vuông góc với phương chuyển động.
B. Giá của lực song song với phương chuyển động.
C. Lực đó làm vật bị biến dạng.
D. Lực đó tác dụng lên một vật và làm vật đó chuyển dời.
Câu 6: Công thức tính thế năng trọng trường của một vật:
A. Wt = mg
B. Wt = mgh
C.
D.
Câu 7: Một vật nằm yên, có thể có
A. vận tốc.
B. động lượng.
C. động năng.
D. thế năng.
Câu 8: Hình bên mô tả vận động viên tham gia trượt ván trong máng. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Bỏ qua mọi ma sát, câu nào không đúng với sự bảo toàn cơ năng của vận động viên này?
A. Khi vận động viên trượt từ đỉnh máng xuống chân máng, độ cao giảm và vận tốc tăng nên thế năng giảm và động năng tăng.
B. Khi vận động viên trượt từ chân máng lên đến đỉnh máng thì độ cao tăng và vận tốc giảm nên thế năng tăng và động năng giảm.
C. Khi vận động viên trượt từ đỉnh máng xuống chân máng, độ cao giảm và vận tốc tăng nên thế năng tăng và động năng giảm.
D. Khi bỏ qua mọi ma sát thì cơ năng của vận động viên này được bảo toàn.
Câu 9: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên
A. động năng tăng, thế năng tăng.
B. động năng tăng, thế năng giảm.
C. động năng không đổi, thế năng giảm.
D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 10: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
C. Không có sự chuyển hóa nào.
D. Động năng giảm còn thế năng tăng.
Câu 11: Từ mặt đất, một vật có khối lượng 200 g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất). Xác định vận tốc của vật tại vị trí vật có động năng bằng thế năng?
A. 30 m/s.
B. 25 m/s.
C.
D.
Câu 12: Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí của Acquy khi phóng điện?
A. Năng lượng có ích: hóa năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.
B. Năng lượng có ích: điện năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.
C. Năng lượng có ích: thế năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.
D. Năng lượng có ích: động năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.
Câu 13: Một em bé nặng 20 kg chơi cầu trượt từ trạng thái đứng yên ở đỉnh cầu trượt dài 4 m, nghiêng góc 400 so với phương nằm ngang. Khi đến chân cầu trượt tốc độ của em bé là 3,2 m/s. Lấy gia tốc trọng trường là 10 m/s2.
Tính hiệu suất của quá trình chuyển thế năng thành động năng của em bé này?
A. 20%.
B. 50%.
C. 30%.
D. 80%.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng. Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ với
A. vận tốc.
B. thế năng.
C. quãng đường đi được.
D. công suất.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng?
A. Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật.
B. Động lượng là đại lượng vectơ.
C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s
D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó.
Câu 16: Một electron chuyển động với tốc độ 2.107 m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg. Tính động lượng của electron?
A. 8.10-23 (kg.m/s).
B. 4,91.10-23 (kg.m/s).
C. 1,6.10-23 (kg.m/s).
D. 1,82.10-23 (kg.m/s).
Câu 17: Hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg và m2 = 2 kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 2 m/s.
Tính động lượng của mỗi vật?
A. p1 = 3 kg.m/s; p2 = 4 kg.m/s.
B. p1 = 2 kg.m/s; p2 = 2 kg.m/s.
C. p1 = 4 kg.m/s; p2 = 3 kg.m/s.
D. p1 = 2 kg.m/s; p2 = 4 kg.m/s.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
A. các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
B. các nội lực từng đôi một trực đối.
C. không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
D. nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Câu 19: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.
B. Viên đạn bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
C. Viên đạn bay xuyên qua tấm bia trên đường đi của nó.
D. Quả bóng tenis đập xuống sân thi đấu.
Câu 20: Hãy chỉ ra câu sai?
Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
A. Quỹ đạo là đường tròn.
B. Tốc độ không đổi.
C. Tốc độ góc không đổi.
D. Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 21: Một vật khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 2 m với tốc độ 5 m/s. Gia tốc hướng tâm của vật đó có độ lớn là?
A. 50 m/s2.
B. 25 m/s2.
C. 12,5 m/s2.
D. 5 m/s2.
Câu 22: Chọn câu đúng nhất. Trong chuyển động tròn đều
A. vectơ vận tốc luôn luôn không đổi.
B. vectơ vận tốc không đổi về hướng.
C. vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
D. vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và hướng vào tâm quỹ đạo.
Câu 23: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
A. 1,25 N/m.
B. 20 N/m.
C. 23,8 N/m.
D. 125 N/m.
Câu 24: Hai điểm M và N nằm trong lòng chất lỏng như hình vẽ, chênh lệch áp suất giữa hai điểm này là
A. ρ.g.h1
B. ρ.g.h2
C. ρ.g.(h1 + h2)
D. ρ.g.∆h
Câu 25: Chất điểm M chuyển động đều trên đường tròn tâm O bán kính 1 m, đi được 240 vòng/phút. Tính số vòng mà chất điểm đó đi được trong 1 giây?
A. 4 vòng/s.
B. 5 vòng/s.
C. 6 vòng/s.
D. 7 vòng/s.
Câu 26: Chất điểm M chuyển động đều trên đường tròn tâm O bán kính 1 m, đi được 240 vòng/phút. Tính đốc độ chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo?
A. v = 62,8 m/s.
B. v = 3,14 m/s.
C. v = 25,12 m/s.
D. v = 6,28 m/s.
Câu 27: Biến dạng đàn hồi là gì?
A. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng.
B. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng đàn hồi.
C. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi thôi tác dụng của ngoại lực thì vật rắn vẫn bị biến dạng.
D. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi không còn tác dụng của ngoại lực thì vật rắn bị biến lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu.
Câu 28: Một ô tô có công suất của động cơ là 100 kW đang chạy trên đường với vận tốc 36 km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là
A. 1000 N.
B. 104 N.
C. 2778 N.
D. 360 N.
II. TỰ LUẬN ( 3 điểm)
Bài 1: Một em bé nặng 20 kg chơi cầu trượt từ trạng thái đứng yên ở đỉnh cầu trượt dài 4 m, nghiêng góc 400 so với phương nằm ngang. Khi đến chân cầu trượt tốc độ của em bé là 3,2 m/s. Lấy gia tốc trọng trường là 10 m/s2.
Tính độ lớn lực ma sát tác dụng vào em bé?
Bài 2: Một quả bóng gôn có khối lượng 46 g đang nằm yên, sau một cú đánh quả bóng bay lên với tốc độ 70 m/s. Tính xung lượng của lực và độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng. Biết thời gian tác dụng là 0,5.10-3 s.
Bài 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi có độ lớn bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2
MÔN: VẬT LÍ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
ĐỀ SỐ 8
I. TRẮC NGHIỆM
1. B | 2. B | 3. A | 4. B | 5. D |
6. B | 7. D | 8. C | 9. B | 10. B |
11. D | 12. B | 13. C | 14. A | 15. D |
16. D | 17. A | 18. D | 19. B | 20. D |
21. C | 22. C | 23. D | 24. D | 25. A |
26. C | 27. D | 28. B |
|
|
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,0 điểm)
Độ cao đỉnh cầu trượt so với mặt đất: h = l.sinα
Do có ma sát nên khi trượt một phần thế năng của em bé được chuyển hóa thành động năng, một phần thắng công cản A của lực ma sát.
Từ biểu thức tính độ lớn của công A: F.s cosα hay A = F. L
Độ lớn của lực ma sát:
Bài 2 (1,0 điểm).
Đổi 46 g = 0,046 kg
Ban đầu vật nằm yên nên v1 = 0 m/s; v2 = 70 m/s
Độ biến thiên động lượng là:
Δp = m.Δv = m.(v2 – v1 ) = 0,046.(70 - 0) = 3,22 (kg.m/s)
Độ biến thiên động lượng bằng xung lượng của lực: Δp = F.Δt = 3,22 N.s
Độ lớn trung bình của lực là:
Bài 3 (1,0 điểm).
Lúc đầu, lò xo dãn ra một đoạn là ∆l1 = 24 – 20 = 4 cm
Áp dụng công thức tính độ lớn lực đàn hồi, ta có:
Fdh1 = k.|∆l1|
Fdh2 = k.|∆l2|
Lập tỉ số:
Độ dài của lò xo lúc sau là:
Ma trận đề thi cuối kì 2 Lý 10
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức, kĩ năng | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng số câu | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Trắc nghiệm | Tự luận | |||
1 | Năng lượng và công suất | 1.1. Năng lượng. Công cơ học | 1 | 1 | 1 |
| 3 |
|
Công suất |
|
| 1 |
| 1 |
| ||
1.2. Động năng, thế năng | 1 | 2 | 1 |
| 4 |
| ||
1.3. Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng | 2 | 1 | 1(TL) | 1 | 4 | 1 | ||
1.4. Hiệu suất |
|
| 1 |
| 1 |
| ||
2 | Động lượng | 2.1. Động lượng | 1 | 2 | 1 | 1(TL) | 4 | 1 |
2.2. Định luật bảo toàn động lượng | 2 |
|
|
| 2 |
| ||
3 | Chuyển động tròn | 3.1. Động học của chuyển động tròn đều | 1 | 1 | 1 |
| 3 |
|
3.2. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm | 2 | 1 |
|
| 3 |
| ||
4 | Biến dạng của vật rắn, áp suất chất lỏng | 4.1. Biến dạng của vật rắn | 1 | 1 | 1(TL) |
| 2 | 1 |
4.2. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng |
| 1 |
|
| 1 |
| ||
Tổng số câu |
|
|
|
| 28 | 3 | ||
Tỉ lệ điểm |
|
|
|
|
| 7 | 3 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
- Câu hỏi tự luận ở phần vận dụng và vận dụng cao.
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Vật lí 10 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Vật lí 10 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10
Bình luận