Đề thi cuối kì 2 công nghệ 7 KNTT: Đề tham khảo số 1
Đề tham khảo số 1 cuối kì 2 công nghệ 7 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ..............................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ..............................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Công nghệ 7 - KNTT
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên:..................................................................... Lớp:........................ Số báo danh:........................................................... Phòng KT:.................. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là
A. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư.
B. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ.
C. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác.
D. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường.
Câu 2. Sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào?
A. Lợn B. Chuột
C. Tinh tinh D. Gà
Câu 3. Khi vật nuôi mắc bệnh chữa trị không hết, phương pháp xử lí nào dưới đây chính xác nhất?
A. Cách ly vật nuôi theo dõi thêm.
B. Bán ngay khi có thể.
C. Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám.
D. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Câu 4. Đâu là bệnh phổ biến ở gà?
A. Bệnh tiêu chảy B. Bệnh dịch tả
C. Bệnh cúm gia cầm D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Loài tôm nào sống ở môi trường nước lợ?
A. Tôm càng B. Tôm sú
C. Tôm hùm D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ cá trong ao là:
A. Cho sản phẩm tập trung. B. Chi phí đánh bắt cao.
C. Năng suất bị hạn chế. D. Khó cải tạo, tu bổ ao.
Câu 7. Sản phẩm nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp công nghiệp?
A. Nước mắm B. Mắm tôm
C. Cá hộp D. Tôm chua
Câu 8. Sự cố nào dưới đây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản nước ta?
A. Cơn bão số 2 tháng 8/2016.
B. Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tăng cao năm 2015 - 2016.
C. Cơn bão số 5 tháng 9/2016.
D. Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trái phép ra biển tháng 4/2016.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Trình bày các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.
Câu 2: (2,5 điểm)
Thủy sản có vai trò gì đối với nền kinh tế và đời sống xã hội? Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngành chăn nuôi thủy sản?
Câu 3: (1,0 điểm)
Sau khi thả cá giống có thể xuất hiện tình trạng cá nổi đầu, miệng cá vừa há vừa đớp không khí trên mặt nước. Em hãy giải thích hiện tượng này. Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp hiện tượng trên?
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
BÀI LÀM:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2022 – 2023)
MÔN CÔNG NGHỆ 7
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | B | C | D | B | C | C | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,5 điểm) | Quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cần chú ý những biện pháp sau: - Giữ ấm cho vật nuôi, chăm sóc chu đáo. - Chuồng nuôi phải luôn được làm vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng, yên tĩnh. - Cho con non tập bú sữa đầu của mẹ càng sớm càng tốt. - Tập cho vật nuôi non ăn sớm để bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong sữa mẹ. - Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm. | Mỗi ý 0,5 điểm |
Câu 2 (2,5 điểm) | Vai trò: - Cung cấp thực phẩm; - Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu; - Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi; - Tạo việc làm cho người lao động; - Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người; - Góp phần khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Những lợi thế của Việt Nam về phát triển ngành chăn nuôi thủy sản: - Bờ biển dài, thềm lục địa lớn; - Sông ngòi, ao hồ nhiều; - Nguồn hải sản: tôm, cá,… đa dạng, phong phú; - Người Việt Nam cần cù, thông minh … | Mỗi ý 0,25 điểm
1 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | - Giải thích: Cá nổi đầu do mật độ nuôi dày, cá thiếu oxi. Hàm lượng oxi trong nước không đủ cung cấp cho cá nên phải ngoi lên mặt nước để há miệng, đớp không khí trên mặt nước. - Xử lí: lắp đặt máy quạt nước, hệ thống sục khí, bơm thêm nước mới vào ao nuôi hoặc rắc viên tạo oxi. | 0,5 điểm
0,5 điểm
|
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - MÔN CÔNG NGHỆ 7
NĂM HỌC: 2022 - 2023
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề
| NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL | |
Chủ đề 1 Chăn nuôi
Số câu: 5,0 Số điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45% | - Nhận biết biện pháp chính bảo vệ môi trường chăn nuôi - Nhận biết bệnh phổ biến ở gà | Các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non | Sản xuất vac-xin thường được thử nghiệm trên con vật nào |
| Phương pháp xử lí khi vật nuôi mắc bệnh chữa trị không khỏi |
|
|
|
Số câu: 2 Sốđiểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu:1 Sốđiểm:2,5 Tỉ lệ: 25% | Số câu:1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | |||||
Chủ đề 2 Thủy sản
Số câu: 6 Số điểm: 5,5 Tỉ lệ: 55% | - Nhận biết loài tôm sống ở nước lợ - Nhận biết sản phẩm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp | Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ cá trong ao | Vai trò của thủy sản; những lợi thế gì để phát triển ngành chăn nuôi thủy sản |
| Giải thích hiện tượng và cách xử lí | Liên hệ thực tế về sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản nước ta |
| |
Số câu: 2 Sốđiểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu:1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:1 Sốđiểm: 2,5 Tỉ lệ: 25%
| Số câu:1 Sốđiểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu:1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | ||||
Tổng Số câu: 11 Tổng Sốđiểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 5 câu 4,5 điểm 45% | 3 câu 3,5 điểm 35% | 2 câu 1,5 điểm 15% | 1 câu 0,5 điểm 5% |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 công nghệ 7 Kết nối Đề tham khảo số 1, đề thi cuối kì 2 công nghệ 7 KNTT, đề thi công nghệ 7 cuối kì 2 Kết nối tri thức Đề tham khảo số 1
Bình luận