Đề thi cuối kì 2 công dân 7 CTST: Đề tham khảo số 7
Đề tham khảo số 7 cuối kì 2 công dân 7 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào?
A. Tệ nạn xã hội.
B. Bạo lực học đường.
C. Bạo lực gia đình.
D. Xâm hại dân chủ.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về gia đình?
A. Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng nhân cách mỗi người.
B. Gia đình mang lại những giá trị hạnh phúc của mỗi thành viên.
C. Pháp luật không quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
D. Gia đình là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên
Câu 3. Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Đồng ý vào chơi cùng bạn.
B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi.
C. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.
D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.
Câu 4. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.
B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.
C. Tất cả các tệ nạn xã hội đều do sự nuông chiều quá mức của cha mẹ gây ra.
D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
Câu 5. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình:
A. Hiện đại, văn hóa.
B. Hòa thuận, hạnh phúc.
C. Dân chủ, văn minh.
D. Truyền thống, tốt đẹp.
Câu 6. Những đối tượng nào phải chịu hậu quả của tệ nạn xã hội?
A. Bản thân người vướng vào tệ nạn.
B. Gia đình.
C. Xã hội.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 7. Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.
D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.
Câu 8. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy.
B. Khám - chữa bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.
C. Bán những mặt hàng mà pháp luật không bán.
D. Tiến hành đăng kí khai sinh cho trẻ em.
Câu 9. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ:
A. Phân biệt đối xử giữa các con.
B. Nuôi dạy con thành công dân tốt.
C. Ép buộc con làm điều trái pháp luật.
D. Ép buộc con làm điều trái đạo đức.
Câu 10. Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.
B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
C. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS.
D. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
Câu 11. Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt.
B. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị kẻ buôn bán ma túy trả thù.
C. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt.
D. Không quan tâm vì chống tội phạm ma túy không phải là việc của mình.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội.
B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
C. Sống giản dị, lành mạnh.
D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.
Câu 13. Tệ nạn xã hội không bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.
B. Nhận được sự quan tâm từ phía gia đình, nhà trường.
C. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.
D. Thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình.
Câu 14. L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ. Nếu là L, em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.
B. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.
C. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.
D. Tự ý lấy tiền tiết kiệm rồi lén dẫn em đi thăm quan.
Câu 15. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lôi kéo trẻ em:
A. Sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.
B. Tham gia vào các hoạt động giáo dục.
C. Học tập theo những tấm gương tiêu biểu.
D. Sử dụng các đồ chơi, trò chơi lành mạnh.
Câu 16. Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?
A. Đi thưa về gửi.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
D. Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.
Câu 17. Tệ nạn xã hội phổ biến không bao gồm:
A. Ma túy.
B. Cờ bạc.
C. Mại dâm.
D. Chặt rừng.
Câu 18. Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?
A. Lên án, phê phán, tố cáo.
B. Nêu gương
C. Học làm theo.
D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
Câu 19. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tệ nạn xã hội là:
A. Do sự tò mò, đua đòi.
B. Do sự lười biếng, ham chơi.
C. Do sự thiếu hiểu biết, thiếu tự chủ.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 20. Đối với mỗi người, gia đình không mang lại ý nghĩa nào dưới đây?
A. Mang lại các giá trị hạnh phúc cho mỗi người.
B. Là môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.
C. Nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.
D. Là điểm tựa vững chắc để chúng ta vươn lên.
Câu 21. Phương án nào sau đây là hậu quả của tệ nạn xã hội?
A. Gây khủng hoảng kinh tế quốc dân.
B. Tạo mâu thuẫn nội bộ hệ thống chính trị quốc gia.
C. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.
D. Tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của những người xung quanh.
Câu 22. Câu tục ngữ nào sau đây nói tệ nạn mê tín dị đoan?
A. Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ/ Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
B. Bạn bè với ả phù dung/ Thân tàn, ma dại, mặt xanh, nanh vàng.
C. Cầm trâu, cầm áo, cầm khăn/ Cầm dây lưng lụa xin đừng cầm em.
D. Ma túy, “cơm trắng” hại anh/ Tan nhà nát cửa, bần cùng khổ thân.
Câu 23. Nhóm bạn gồm: P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Bạn T.
B. Bạn K.
C. Bạn L.
D. Bạn P.
Câu 24. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi:
A. Mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
B. Tố cáo, tố giác tội phạm.
C. Bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy.
D. Cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (2 điểm):
a. Nêu khái niệm gia đình và những vai trò cơ bản của gia đình.
b. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?
Câu 2. (2 điểm): Đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu:
Gần đây, M thấy anh trai gieo trồng cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. M tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, M đã lên in-tơ-net tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần sa - một loại cây dùng để điều chế ma túy.
a. Nêu những hậu quả mà ma tuý gây ra đối với người sử dụng.
b. Nếu là M, em sẽ làm gì để xử lí vấn đề này?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | C | C | D | B | D | B | A |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
B | C | A | D | B | C | A | D |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
D | A | D | B | C | A | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau trong hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. - Vai trò: duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con, cháu và góp phần phát triển xã hội. b. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái: - Nuôi dạy con thành công dân tốt. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. - Không phân biệt đối xử giữa các con. - Không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức. | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | a. Hậu quả mà ma tuý gây ra đối với người sử dụng: - Ảnh hưởng đến sức khoẻ, dẫn đến nhiễm độc mãn tính, rối loạn và suy nhược toàn thân. - Gây ức chế hô hấp, ngưng thở đột ngột, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời - Tăng nhịp tim, gây nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp. - Đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, rối loạn thần kinh,… b. Nếu là M, em sẽ: - Hỏi để xác nhận thực hư với anh trai và khuyên anh dừng ngay việc đang làm vì nó là hành vi vi phạm pháp luật, có thể phải ngồi tù. - Trong trường hợp anh không nghe, bất chấp thực hiện hành động sai trái, e sẽ nhờ bố mẹ can thiệp để có biện pháp ngăn cản kịp thời. |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 - 2023)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội | 3 |
| 3 |
| 1 | 0,5 | 1 |
| 8 | 0,5 | 3 |
Phòng, chống tệ nạn xã hội | 4 |
| 3 |
| 1 | 0,5 | 1 |
| 9 | 0,5 | 3,25 |
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình | 3 | 0,5 | 2 | 0,5 |
|
| 2 |
| 7 | 1 | 3,75 |
Tổng số câu TN/TL | 10 | 0,5 | 8 | 0,5 | 2 | 1 | 4 | 0 | 24 | 2 | 26 |
Điểm số | 2,5 | 1 | 2 | 1 | 0,5 | 2 | 1 | 0 | 6 | 4 | 10 |
Tổng số điểm | 3,5 điểm 35% | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100% | 10 điểm |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi cuối kì 2 công dân 7 Chân trời Đề tham khảo số 7, đề thi cuối kì 2 công dân 7 CTST, đề thi công dân 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 7
Bình luận