Đề kiểm tra Công dân 7 CTST bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương (Đề trắc nghiệm số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Công dân 7 Chân trời bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. truyền thống dân tộc.
- B. truyền thống dòng họ.
- C. truyền thống gia đình.
- D. truyền thống quê hương.
Câu 2: Hằng năm, vào dịp lễ hội truyền thống của quê hương, người dân trong làng của Nga đều tổ chức ăn uống linh đình. Vì cho rằng việc này gây lãng phí của cải, vật chất nên Nga thường góp ý với bố mẹ mình, vận động bà con, hàng xóm hạn chế tổ chức lễ hội, cũng như ăn uống, mua sắm để tránh lãng phí không cần thiết. Em có suy nghĩ gì trong trường hợp này?
- A. Đồng tình với hành động của Nga, vì việc tổ chức lễ hội truyền thông hằng năm chỉ cần đáp ứng về mặt hình thức, không cần phải tổ chức ăn uống linh đình gây lãng phí của cải, vật chất, nguồn tài nguyên của đất nước.
- B. Đồng tình với hành động của Nga, vì tổ chức lễ hội, ăn uống linh đình gây lãng phí của cải, vật chất, nguồn tài nguyên của đất nước.
- C. Không đồng tình với hành động của Nga, vẫn nên tổ chức lễ hội truyền thống hằng năm nhưng việc mua sắm, ăn uống linh đình nên hạn chế lại.
- D. Không đồng tình với Nga, vì hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống của quê hương thể hiện niềm tự hào đối với truyền thông quê hương đất nước; góp phần gắn kết các cá thể và cộng đồng trong xã hội.
Câu 3: Chị Thịnh sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm
của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị Thịnh phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị Thịnh là người:
- A. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.
- B. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
- C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
- D. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
Câu 4: Em hãy cho biết những câu thơ dưới đây thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam ?
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”.
- A. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
- B. Truyền thống nhân nghĩa.
- C. Truyền thống nhớ về cội nguồn.
- D. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau;
Câu 5: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và
phát huy truyền thống quê hương ?
- A. Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chức các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa ở địa phương, quê hương mình.
- B. Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của các nghề truyền thống.
- C. Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
- D. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
Câu 6: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi
vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua:
- A. Lối sống của cộng đồng.
- B. Quan niệm, tư tưởng
- C. Thời gian.
- D. Định kiến xã hội.
Câu 7: Anh Phú rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên
ông Sang và bà Khanh là bố mẹ Phú lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh Mẩn với mục đích nhờ anh Mẩn xin bố mình là ông Quách cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc ?
- A. Anh Phú.
- B. Anh Mẩn.
- C. Anh Mẩn và ông Quách.
- D. Ông Sang và bà Khanh.
Câu 8: Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, trường của Hoan tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Sau lễ dâng hương các bạn tập trung nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì Hoan lại chạy chơi, đùa nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung. Em có nhận xét gì về hành động của Hoan?
- A. Hành động của Hoan là bình thường, đó là quyền tự do của mỗi người bởi Nhà trường không có quy định cấm hành vi này.
- B. Hành động của Hoan chứng tỏ bạn chưa có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống của dân tộc.
- C. Hành động của Hoan chứng tỏ bạn là người chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
- D. Hành động của Hoan chứng tỏ bạn là người chưa có tính tự giác trong học tập.
Câu 9: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần phê phán hành vi nào sau đây ?
- A. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
- B. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
- C. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
- D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
Câu 10: Huệ cho rằng :“Múa rối nước không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.” Do vậy, Huệ không dành thời gian tìm hiểu và thờ ơ trước các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống này do nhà trường và địa phương tổ chức. Điều này cho thấy Huệ là người như thế nào?
- A. Biết quản lý thời gian hiệu quả.
- B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống nghệ thuật văn hóa quê hương.
- C. Biết cảm thông, quan tâm và giúp đỡ người khác.
- D. Có lối sống hiện đại, bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | D | B | C | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | D | B | C | B |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Công dân 7 chân trời bài 1 Tự hào về truyền thống quê, kiểm tra Công dân 7 CTST bài 1 Tự hào về truyền thống quê, đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời
Bình luận