Đề thi cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 5 CTST: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 5 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm:
A. Vùng đất, vùng biển và vùng hải đảo. | B. Vùng đất, vùng biển. |
C. Vùng đất, vùng đảo và quần đảo. | D. Vùng đất, vùng biển và vùng trời. |
Câu 2 (0,5 điểm). Đồng bằng chiếm khoảng bao nhiêu diện tích đất liền?
A. 2/3 diện tích đất liền. | C. 2/4 diện tích đất liền. |
B. 3/4 diện tích đất liền. | D. 1/4 diện tích đất liền. |
Câu 3 (0,5 điểm). Ba đảo lớn nhất Việt Nam là đảo nào?
A. Trường Sa, Phú Quốc, Cái Bầu.
B. Cát Bà, Phú Quốc, Cái Bầu.
C. Hoàng Sa, Phú Quốc, Cát Bà.
D. Cái Bầu, Cát Bà, Trường Sa.
Câu 4 (0,5 điểm). Năm 2021, số dân Việt Nam xếp thứ mấy ở khu vực Đông Nam Á?
A. Thứ nhất. | B. Thứ hai. | C. Thứ ba. | D. Thứ tư. |
Câu 5 (0,5 điểm). Thành phần cư dân chính của nước Văn Lang là người nào?
A. Lạc Việt. | C. Mông. |
B. Kinh. | D. Chăm pa. |
Câu 6 (0,5 điểm). Sự thành lập của nước Phù Nam gắn với truyền thuyết về:
A. Cuộc hôn nhân giữa Mị Châu và Trọng Thủy.
B. Cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ.
C. Cuộc hôn nhân giữa Hỗn Điền và Liễu Diệp.
D. Cuộc hôn nhân giữa Sơn Tinh và Mị Nương.
Câu 7 (0,5 điểm). Cư dân Chăm-pa xây dựng các đền tháp để làm gì?
A. Thờ cúng thần linh và sinh hoạt cộng đồng.
B. Thể hiện lòng tôn kính với các vị vua.
C. Xây dựng thế trận chống giặc ngoại xâm.
D. Tránh sự xâm nhập từ bên ngoài vào Chăm-pa.
Câu 8 (0,5 điểm). Triều đại phong kiến Phương Bắc đã thay nhau cai trị nước ta trong bao nhiêu năm?
A. 1000 năm. | C. 2000 năm. |
B. Hơn 1000 năm. | D. Hơn 2000 năm. |
Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự thành lập Triều Lý?
A. Năm 1009, Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua.
B. Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
C. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô.
D. Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là Thiên Thành.
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu là chính sách để phát triển kinh tế ở Triều Trần?
A. Đắp đê, khuyến khích sản xuất.
B. Chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp.
C. Chính sách quân điền.
D. Chính sách ngụ binh ư nông.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu là ý sai khi nói về kiến trúc của đền tháp Chăm-pa?
A. Các đền tháp Chăm-pa thường được xây bằng gạch nung màu đỏ.
B. Trong mỗi khu đền tháp, các tháp có kiểu dáng đa dạng.
C. Mỗi tầng tháp được trang trí giống nhau.
D. Phần lớn các đền tháp được xây theo kiểu hình thoi.
Câu 12 (0,5 điểm). Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không phải là cuộc khởi nghĩa giành độc lập thời kì Bắc thuộc?
A. Rạch Gầm – Xoài Mút. | C. Mai Thúc Loan. |
B. Hai Bà Trưng. | D. Bà Triệu |
Câu 13 (0,5 điểm). Theo Sự tích thành Thăng Long, khi vua Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra Đại La đã thấy điều gì?
A. Mảnh đất được bao quanh bởi núi đồi, nằm giữa sông Đà và sông Hồng.
B. Có con rồng bay lượn trên đỉnh núi.
C. Có đám mây hình rồng vàng hiện lên ở đầu thuyền.
D. Mảnh đất tươi tốt, nằm ở vị trí trung tâm của đất nước.
Câu 14 (0,5 điểm). Ai là người lãnh đạo nhân dân chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba?
A. Trần Nhân Tông. | C. Trần Thánh Tông. |
B. Trần Anh Tông. | D. Trần Hiền Tông. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
Đáp án | D | D | B | C | A | C | A |
Câu hỏi | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
Đáp án | B | D | A | D | A | C | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (2,0 điểm) | - Nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô. + Nội dung: Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc độc lập, thông nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh. + Ý nghĩa: _ Thể hiện ý chí của toàn dân tộc, là kết tinh văn hoá của thời đại. Đó là 1 tác phẩm đầu tiên mở đầu cho sự hình thành 1 hệ tư tưởng mới của Đại Việt: tinh thần hoà đồng, đoàn kết mang màu sắc dân chủ. _ Tinh thần dân chủ, nhân ái vốn chứa đựng trong cộng đồng Việt từ bao đời với Nho giáo biểu hiện qua tư tưởng, xây dựng 1 nhà nước trên vận lệnh trời, dưới thuận ý dân tạo cơ sở cho sự thống nhất đất nước. Tư tưởng ấy là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn vong, phát triển của đất nước.
|
Câu 2 (1,0 điểm) | - Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam: + Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: khí hậu nóng, ẩm, sinh vật phong phú,… + Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch, giao thông vận tải. Thúc đẩy giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, diển hình là bão.
|
Đề thi Lịch sử và địa lí 5 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử và địa lí 5 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Lịch sử và
Bình luận