Đề thi cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 4 KNTT: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 4 Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Đồng bằng Bắc Bộ do hệ thống sông nào bù đắp?

  • A. Sông Hồng và sông Thái Bình.
  • B. Sông Hồng và sông Cửu Long.
  • C. Sông Thái Bình và sông Tiền. 
  • D. Sông Mê Công và sông Hồng.

Câu 2 (0,5 điểm). Hiện nay, nguyên nhân nào làm gia tăng những tác động tiêu cực tới thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Nguồn nước ô nhiễm.  
  • B. Sinh vật tự nhiên bị suy giảm.  
  • C. Biến đối khí hậu.
  • D. Đất bạc màu.

Câu 3 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

 Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?

  • A. Rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định). 
  • B. Rừng ngập mặn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải (tỉnh Thái Bình).
  • C. Rừng ngập mặn Cà Mau (Cà Mau).   
  • D. Rừng ngập mặn Đồng Rui (tỉnh Quảng Ninh).

Câu 4 (0,5 điểm). Nghề thủ công truyền thống nào của vùng đồng bằng Bắc Bộ đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo từ khâu tạo mẫu đến hoàn thiện sản phẩm?

  • A. Nghề thủ công gốm, sứ.    
  • B. Nghề thủ công đúc đồng.   
  • C. Nghề thủ công thêu ren.   
  • D. Nghề thủ công chạm bạc.

Câu 5 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về nghề thủ công truyền thống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ? 

  • A. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều nghề thủ công truyền thống. 
  • B. Các sản phẩm thủ công truyền thống được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. 
  • C. Mỗi sản phẩm thủ công truyền thống được tạo thành qua nhiều công đoạn khác nhau.
  • D. Các làng nghề thủ công truyền thống không cần bảo tồn và phát huy giá trị.

Câu 6 (0,5 điểm). Nơi nào diễn ra các sinh hoạt văn hóa chung của làng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Cổng làng.   
  • B. Đình làng. 
  • C. Giếng làng.
  • D. Cây đa làng. 

Câu 7 (0,5 điểm). Phát biểu nào dưới đây không đúng về lễ hội của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng với nhiều lễ hội lớn như: hội Lim, hội chùa Hương, hội Gióng…
  • B. Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa hè để mọi người được mạnh khỏe, mùa màng bội thu…
  • C. Trong lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và tham gia hoạt động vui chơi.   
  • D. Một số hoạt động vui chơi, giải trí nổi tiếng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là đánh đu, đấu vật, kéo co…

Câu 8 (0,5 điểm). Sông Hồng bắt nguồn từ: 

  • A. Trung Quốc. 
  • B. Ma – lai – xi – a. 
  • C. Thái Lan.   
  • D. Phi – líp – pin. 

Câu 9 (0,5 điểm). Ngày nay, Thành Cổ Loa thuộc:

  • A. huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội)
  • B. huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa).
  • C. huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai).  
  • D. huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng).  

Câu 10 (0,5 điểm). Cho câu ca dao

“Răng đen ai nhuộm cho mình

Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say”

Ca dao trên đã nhắc đến tục lệ nào của vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  • A. Tục lệ cúng thờ tổ tiên.   
  • B. Tục lệ ăn trầu.
  • C. Tục lệ nhuộm răng đen.
  • D. Tục lệ gói bánh Chưng, bánh Tét.  

Câu 11 (0,5 điểm). Vào năm 1428, tên gọi khác của Hà Nội là: 

  • A. Thăng Long. 
  • B. Đông Đô. 
  • C. Đông Quan.
  • D. Đông Kinh.   

Câu 12 (0,5 điểm). Triều đại nào dưới đây không chọn Hà Nội làm kinh đô?

  • A. Nhà Lý. 
  • B. Nhà Trần. 
  • C. Nhà Hậu Lê. 
  • D. Nhà Nguyễn. 

Câu 13 (0,5 điểm). Di tích nào dưới đây trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

  • A. Khuê Văn Các. 
  • B. Khu Thái Học. 
  • C. Khu Đại Thành. 
  • D. Nhà bia Tiến sĩ. 

Câu 14 (0,5 điểm). 82 tấm bia đá ở Văn Miếu khắc tên những người đỗ tiến sĩ dưới triều: 

  • A. nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn.   
  • B. nhà Lý và nhà Trần.   
  • C. nhà Hậu Lê và thời Mạc. 
  • D. nhà Mạc và nhà Trần.   

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Nêu biểu hiện của đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ. 

 Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao nói đê sông Hồng có ý nghĩa to lớn đối với vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7
Đáp ánACABDBB
Câu hỏiCâu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14
Đáp ánAACDDAC

      

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1:

Biểu hiện về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:

l  Đời sống vật chất:

 + Lương thực chính của cư dân Việt cổ là gạo, chủ yếu là gạo nếp. Người Việt cổ còn biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, làm thủy lợi…

 + Người Việt cổ ở nhà sàn, đi lại chủ yếu bằng thuyền. Nam thường đóng khổ, cởi trần, nữ mặc váy và áo yếm.

l   Đời sống tinh thần:

 + Tín ngưỡng: cư dân Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần như: thần Sông, thần Núi…

 + Phong tục, tập quán: cư dân Việt cổ có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, hay vào những ngày hội mọi người thường hóa trang, vui chơi, nhảy múa…

Câu 2:

Đê sông Hồng có ý nghĩa to lớn đối với vùng Đồng bằng Bắc Bộ vì:

l  Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki – lô – mét. Đê được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bờ sông.

l   Vào mùa mưa, lũ dâng cao ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, đê sông Hồng đắp nhằm ngăn lũ, bảo vệ làng xã, ruộng đồng…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 4 kết nối Đề tham khảo số 2, đề thi cuối kì 1 Lịch sử và địa lí 4 KNTT, đề thi Lịch sử và địa lí 4 cuối kì 1 kết nối tri thức Đề tham khảo số 2

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác