Đề kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 2: Ngữ cảnh là:

  • A. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.
  • B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.
  • C. Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày.
  • D. Ngữ cảnh sản sinh ra sản phẩm ngôn ngữ.

Câu 3: Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là:

  • A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ
  • B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.
  • C. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.
  • D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó.

Câu 4: Xác định nghĩa của các từ ngữ máu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

  • A. Tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.
  • B. Nói đến chiến tranh, bom đạn.
  • C. Ngày mùa xuân.
  • D. Ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ

Câu 5: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

  • A. Ý chỉ người đã mất
  • B. Ý chỉ sự ra đi
  • C. Chỉ sự phát triển
  • D. Phát triển theo kì vọng

Câu 6: Từ "giọt" trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu theo những nghĩa nào:

Ơi, con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

  • A. Giọt âm thanh là sự chuyển đổi cảm giác
  • B. Giọt sương mùa xuân long lanh
  • C. Cả hai ý trên đều đúng
  • D. Cả hai ý trên đều sai

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Ngữ cảnh có vai trò như thế nào?

Câu 2: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau:

         Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp

         Theo những con tàu cập bến các vì sao

         Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

         Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng)

a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên

b. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau không

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDABBDC

2. Tự luận

Câu 1:

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định cụ thể của các từ đa nghĩa hoặc từ đồng âm.

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định nghĩa hàm ẩn của những từ ngữ được sử dụng trong các biện pháp tu từ.

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe hiểu được hàm ý mà người nói thể hiện qua việc lựa chọn, sử dụng các từ xưng hô.

Câu 2:

  • a.
  • b.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92, kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác