Đề kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nhân tố của ngữ cảnh là:

  • A. Nhân vật giao tiếp
  • B. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
  • C. Văn cảnh
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?

  • A. Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ.
  • B. Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai 

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy bên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

  • A. Cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ
  • B. Lương bổng của quan lại
  • C. Của trời hay các đấng thiêng liêng ban cho, theo quan niệm xưa
  • D. Chồi lá non cây trổ

Câu 4: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa.

  • A. Phát triển theo kì vọng
  • B. Thực hành bằng sức lực của mình để trở thành đối tượng được hướng đến.
  • C. Chỉ sự phát triển
  • D. Cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ

Câu 5: Đối tượng được nói đến trong câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” là ai?

  • A. Những người công nhân
  • B. Giáo viên
  • C. Chưa xác định rõ
  • D.  Những người ở chợ

Câu 6: Từ "giọt" trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu theo những nghĩa nào:

Ơi, con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

  • A. Giọt âm thanh là sự chuyển đổi cảm giác
  • B. Giọt sương mùa xuân long lanh
  • C. Cả hai ý trên đều đúng
  • D. Cả hai ý trên đều sai

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Khái niệm ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Câu 2: (2 điểm)  Đọc đoạn thơ sau:

Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát

   Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo

(Anh Ngọc, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi)

a. Xác định nghĩa của từ "ca hát" trong đoạn thơ trên.

b. Dựa vào đâu em xác định được nghĩa ấy của từ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDBADCC

2. Tự luận

Câu 1:

- Ngữ cảnh là yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể, khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, thời gian và không gian giao tiếp.

- Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ không phải là những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ.

Câu 2:

  • a. Từ “ca hát” (xuất hiện sau cụm từ “trái tim mình”) trong đoạn thơ được dùng để chỉ trạng thái tinh thần vui sướng.
  • b. Căn cứ để xác định được nghĩa của từ “ca hát” là ngữ cảnh xung quanh, đặc biệt là từ “trái tim” đi cùng với động từ “ca hát”.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92, kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác