Đề kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 1 Thực hành tiếng việt trang 17 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Kết nối bài 1 Thực hành tiếng việt trang 17 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ có tác dụng gì?

  • A. Làm câu văn thêm dài.
  • B. Làm câu văn hay và bóng bảy hơn.
  • C. Cung cấp các thông tin cụ thể hơn.
  • D. Hỗ trợ các thành phần khác của câu.

Câu 2: Trạng ngữ trong câu là

  • A. Biện pháp tu từ trong câu.
  • B. Một trong số các từ loại của tiếng Việt.
  • C. Thành phần phụ của câu.
  • D. Thành phần chính của câu.

Câu 3: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
  • B. Khi ấy
  • C. Đầu nó còn để hai trái đào
  • D. Cả A, B, C đều sai.

 

Câu 4: Trạng ngữ "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy" trong câu "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời" (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 5: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
  • D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.

Câu 6: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A. Câu a
  • B. Câu b
  • C. Câu c
  • D. Câu d

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Tác dụng của trạng ngữ là gì?

Câu 2. (2 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong các câu sau:

  • a. Hôm nào, lớp con đi lao động?
  • b. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.

Câu 1:

Tác dụng của trạng ngữ:

+ Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.

+ Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.

+ Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.

Câu 2:

  • a. Trạng ngữ: Chiều mai -> trạng ngữ chỉ thơi gian, thành phần này không thể vắng mặt.
  • b. Trạng ngữ: Ven rừng -> trạng ngữ chỉ nơi chốn, vị trí của những cây lim, cây vải dược nói đến, cho nên nó cũng không thể vắng mặt.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối bài 1 Thực hành tiếng việt trang 17, kiểm tra Ngữ văn 7 KNTT bài 1 Thực hành tiếng việt trang 17, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác