Đề kiểm tra Lịch sử 7 KNTT bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề trắc nghiệm số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 Kết nối bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu nào sau đây nói đúng về Liễu Thăng và Mộc Thạnh?
- A. Là hai chiến tướng của nghĩa quân Lam Sơn.
- B. Là người chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào nước ta
- C. Là hai viên tướng nhà Minh đã tử trận trong trận Chúc Động – Tốt Động.
- D. Cả B và C.
Câu 2: Tháng 11 – 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã mai phục và giành thắng lợi trước quân Minh ở đâu?
- A. Tốt Động – Chúc Động (Hà Nội).
- B. Chi Lăng – Xương Giang (Lạng Sơn – Bắc Ninh).
- C. Đông Quan (Hà Nội).
- D. Tây Đô (Thanh Hoá).
Câu 3: Câu nào sau đây nói đúng về Vương Thông?
- A. Là người dẫn đầu phái đoàn của quân Minh tham gia Hội thề Đông Quan để chấm dứt chiến tranh
- B. Là Tổng binh của nghĩa quân Lam Sơn, dưới quyền Lê Lợi.
- C. Là người đề ra kế sách “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” trong khởi nghĩa Lam Sơn
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: “Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông đã dâng bản Bình Ngô sách và trở thành quân sư của Lê Lợi”. Ông là ai?
- A. Liễu Thăng
- B. Nguyễn Trãi
- C. Mộc Thạnh
- D. Nguyễn Du
Câu 5: Nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa là
- A. Lang Chánh (Thanh Hoá).
- B. Tây Đô (Thanh Hoá).
- C. Lam Sơn (Thanh Hoá).
- D. Thọ Xuân (Thanh Hoá).
Câu 6: Sự kiện gì diễn ra vào đầu năm 1418?
- A. Lê Lợi cùng 18 hào kiệt tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
- B. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
- C. Vương Thông chính thức trở thành Tổng binh của quân Minh.
- D. Cuộc khởi binh đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn xảy ra.
Câu 7: Tháng 01/1428 diễn ra sự kiện nào sau đây?
- A. Quân Minh phản công quyết liệt nhưng không thành công.
- B. Quân Minh bội ước, giả vờ về nước rồi quay lại đánh trả.
- C. Quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Câu nào nói đúng về tình trạng của cuộc khởi nghĩa từ năm 1418 – 1423?
- A. Căn cứ của nghĩa quân nhiều lần bị bao vây.
- B. Nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn, phải ba lần rút lên vùng núi Chí Linh (Thanh Hoá), có lúc chỉ còn hơn 100 người.
- C. Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương tam hoà với quân Minh để giảm bớt khó khăn.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Đâu không phải một sự kiện xảy ra từ năm 1426 – 1427?
- A. Nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
- B. Nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang
- C. Vương Thông đầu hàng.
- D. Vương Thông bị vua nhà Minh xử chém vì đầu hàng Đại Việt.
Câu 10: Vì sao cuối năm 1424, Nguyễn Chích hiến kế cho nghĩa quân Lam Sơn đánh chiếm Nghệ An?
- A. Căn cứ của nghĩa quân ở Thanh Hoá đã bị quân Minh chiếm.
- B. Nghệ An không có quân Minh nên dễ dàng đánh chiếm.
- C. Nghệ An là quê hương của Nguyễn Chích, nên ông rất hiểu về vùng đất này.
- D. Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa thế hiểm yếu, có thể làm căn cứ lâu dài để phát triển lực lượng nghĩa quân.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | A | A | B | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | D | D | D |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Lịch sử 7 kết nối bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề và, kiểm tra Lịch sử 7 KNTT bài 16 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối
Bình luận