Đề kiểm tra Lịch sử 7 KNTT bài 4 Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Đề trắc nghiệm số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 Kết nối bài 4 Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà đường?

  • A. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
  • B. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân
  • C. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị
  • D. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân

 

Câu 2: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

  • A. Thời Thanh
  • B. Thời Tống
  • C. Thời Nguyên
  • D. Thời Minh

 

Câu 3: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường được gọi là?

  • A. Tịch Điền
  • B. Lĩnh Canh
  • C. Quân Điền
  • D. Công Điền

 

Câu 4: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào?

  • A. Vua trực tiếp tuyển chọn
  • B. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình.
  • C. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại.
  • D. Mở nhiều khoa thi.

 

Câu 5: Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán?

  • A. Đặt thêm chức Tiết độ sứ
  • B. Cử người trong hoàng tộc đến cai quản các địa phương
  • C. Xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
  • D. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài

 

Câu 6: Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc?

  • A. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc.
  • B. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác.
  • C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.
  • D. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người.

 

Câu 7: “Con đường tơ lụa” là tuyến đường giao thương kết nối hai phương nào?

  • A. Đông - Tây
  • B. Đông - Nam
  • C. Đông - Bắc
  • D. Bắc – Tây

 

Câu 8: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

  • A. ca múa.
  • B. tiểu thuyết.
  • C. kịch nói.
  • D. thơ.

 

Câu 9: Nhà thơ nào được mệnh danh là Tiên thơ của nền văn học Trung Quốc là:

  • A. Lý Bạch
  • B. Đỗ Phủ
  • C. Bạch Cư Dị
  • D. Vương Bột

 

Câu 10: “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây?

  • A. Thuốc nhuộm, mực in, giấy vẽ, đúc tiền.
  • B. Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.
  • C. Luyện sắt, đúc đồng, chế tạo súng, giấy.
  • D. Bản đồ, giấy, đúc tiền, mực in.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAACDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCADAB

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 7 kết nối bài 4 Trung Quốc từ thế kỉ VII và, kiểm tra Lịch sử 7 KNTT bài 4 Trung Quốc từ thế kỉ VII, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác