Đề kiểm tra Lịch sử 7 KNTT bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX (Đề trắc nghiệm số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 Kết nối bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là:
- A. A-cơ-ba
- B. A-sô-ca
- C. Sa-mu-dra-gup-ta
- D. Mi-bi-ra-cu-la
Câu 2: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?
- A. Người Trung Quốc
- B. Người Mông Cổ
- C. Người Ấn Độ
- D. Người Thổ Nhĩ Kì
Câu 3: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?
- A. Vương triều Gup-ta
- B. Vương triều hồi giáo Đê-li
- C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn
- D. Vương triều Mác-sa
Câu 4: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?
- A. Chữ Hin-đu
- B. Chữ Phạn
- C. Chữ Nho
- D. Chữ tượng hình
Câu 5: San-dra Gúp-ta I lập ra Vương triều Gúp-ta vào thế kỉ nào?
- A. Đầu thế kỉ II
- B. Đầu thế kỉ III
- C. Đầu thế kỉ IV
- D. Đầu thế kỉ V
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao?
- A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ.
- B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi.
- C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai.
- D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m.
Câu 7: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?
- A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
- B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
- C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
- D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển
Câu 8: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?
- A. Đều là vương triều của người nước ngoài.
- B. Cùng theo đạo Hồi
- C. Cùng theo đạo Phật.
- D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.
Câu 9: Kiến trúc Phật giáo điển hình ở Ấn Độ là:
- A. Đền tháp
- B. Chùa hang
- C. Tượng Phật
- D. Nhà thờ
Câu 10: Chùa hang A-gian-ta được UNESCO công nhận vào năm:
- A. 1893
- B. 1983
- C. 1938
- D. 1839
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | D | A | B | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | D | A | B | B |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Lịch sử 7 kết nối bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV và, kiểm tra Lịch sử 7 KNTT bài 5 Ấn Độ từ thế kỉ IV, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối
Bình luận