Dễ hiểu giải Tin học 9 kết nối bài 12a: Sử dụng hàm IF

Giải dễ hiểu bài 12a: Sử dụng hàm IF. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tin học 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 12a. SỬ DỤNG HÀM IF

1. HÀM IF

Hoạt động 1: Tổng hợp các khoản chi theo quy tắc 50-30-20

Giả sử các mục chi được chia thành ba loại A, B, C. Trong đó, Mục A là nhu cầu thiết yếu, mục B là Mong muốn cá nhân, mục C là Tiết kiệm. Bảng tổng hợp các khoản chi đã được thêm dữ liệu Mục chi ở cột I như hình minh họa hình 12a.2

Để đánh giá chi tiêu theo nguyên tắc 50-30-20, chúng ta tạo bảng dữ liệu để tính tổng số tiền của mỗi mục chi như minh họa ở Hình 12a.3. Trong bảng này, tổng tiền của mỗi mục chi ở cột M được tổng hợp từ dữ liệu các khoản chi trong bảng ở hình 12a.2; dữ liệu tỉ lệ ở cột N là tổng tiền của mỗi mục chi so với tổng tiền của tất cả các khoản  (ô H11 trong hình 12a.2).

BÀI 12a. SỬ DỤNG HÀM IF

  • Em hãy nêu công thức ở các ô của cột M và cột N trong bảng dữ liệu Hình 12a.3
  • Em hãy viết quy tắc để đưa ra nhận  xét tình trạng chi tiêu như minh họa ở cột O trong hình 12a.2 dựa theo quy tắc quản lý tài chính 50-30-20

BÀI 12a. SỬ DỤNG HÀM IF

Giải nhanh:

  • Công thức cột M, cột N
  • Cột M3: =sumif(I2:I10,K3,H2:H10)
  • Cột M4: =sumif(I2:I10,K4,H2:H10)
  • Cột M5: =sumif(I2:I10,K5,H2:H10)
  • Cột N3: = M3/H11
  • Cột N4: = M4/H11
  • Cột N5: = M5/H11
  • Quy tắc:
  • N3: tỉ lệ “Nhu cầu thiết yếu” > 50% → Trạng thái: Nhiều hơn
  • N4: tỉ lệ “Mong muốn cá nhân” < 30% nên Trạng thái là Ít hơn
  • N5: tỉ lệ “Tiết kiệm” < 20% nên Trạng thái là Ít hơn.

Câu hỏi: Em hãy viết công thức trong các ô O4 và O5 ở hình 12a.3 để nhận xét về tình trạng của mục mong muốn cá nhân và tiết kiệm dựa trên quy tắc 50-30-20

Giải nhanh:

  • Ô O3: =IF(N3>50%,“Nhiều hơn”,IF(N3=50%,“Cân bằng”,“Ít hơn”))
  • Ô O4: =IF(N4>30%,“Nhiều hơn”,IF(N3=30%,“Cân bằng”,“Ít hơn”))
  • Ô O5: =IF(N5>20%,“Nhiều hơn”,IF(N3=20%,“Cân bằng”,“Ít hơn”))

2. THỰC HÀNH SỬ DỤNG HÀM IF

Hoạt động 2: Máy tính thật là cần thiết

Các em làm theo hướng dẫn trong sách giáo khoa

LUYỆN TẬP

Hình 12a.7 là bảng dũ liệu tính số tiền thưởng cho đại lí của một nhãn hàng. Em hãy tạo bảng dữ liệu và thực hiện các yêu cầu sau

a. Tính tỉ lệ thường (cột C), biết nếu doanh thu đạt trên 10 triệu thì tỉ lệ thưởng là 5%, còn không tỉ lệ thưởng là 0%

b. Tính số tiền thưởng (cột D) mà các đại lí nhận được số tiền = doanh thu x tỉ lệ

c. Nhãn hàng thay đổi cách tính tỉ lệ cho đại lí theo quy tắc sau:

  • Nếu doanh thu trên 20 triệu thì tỉ lệ thưởng là 6%
  • Nếu doanh thu trên 15 triệu thì tỉ lệ thưởng là 4%
  • Nếu doanh thu trên 10 triệu thì tỉ lệ thưởng là 2%
  • Còn không thì tỉ lệ thưởng là 0%

Hãy chỉnh sửa công thức ở câu a. theo quy tắc tính tỉ lệ thưởng ở trên

Giải nhanh:

a. Cột C, ô C2

BÀI 12a. SỬ DỤNG HÀM IF

Kéo sao chép các ô C3, 4, 5.

b. Ô D2:

BÀI 12a. SỬ DỤNG HÀM IF

Kéo sao chép các Ô D3, 4, 5.

c. Công thức ô C2: =IF(B2>20000,6,IF(B2>15000,4%,IF(B2>10000,2%,0))). Kéo sao chép các Ô C3, 4, 5.

VẬN DỤNG

1. Với bảng Tổng hợp mục chi đã thực hiện ở phần Thực hành, em hãy chỉnh sửa công thức tại ô O3 để có thể nhận xét tình trạng của mục chi Nhu cầu thiết yếu theo hai mức: Nếu tỉ lệ chi lớn hơn 80% thì nhận xét “Nhiều quá”, nếu ít hơn 50% thì nhận xét “Nhiều hơn” còn không thì nhận xét “Ít hơn”

2. Tương tự câu 1, em hãy sử dụng hàm IF lồng nhau tại ô O4 và O5 để có thể nhận xét chi tiết hơn về tình trạng của mục chi mong muốn cá nhân và tiết kiệm. Dựa theo nguyên tắc 50-30-20, em hãy điều chỉnh sao cho các mục chi được cân đối và tài chính gia đình được kiểm soát hiệu quả

Giải nhanh:

1.  Ô O3: =IF(N3>80%,“Nhiều quá”,N3<50% “Nhiều hơn”,“Ít hơn”)

2.  Ô O4: =IF(N4>50%,“Nhiều quá”,N3<30% “Nhiều hơn”,“Ít hơn”)

     Ô O5: =IF(N3>40%,“Nhiều quá”,N3<20% “Nhiều hơn”,“Ít hơn”)


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác