Dễ hiểu giải Tin học 10 cánh diều chủ đề A(cs) bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng
Giải dễ hiểu chủ đề A(cs) bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tin học 10 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
CHỦ ĐỀ ACS. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
BÀI 1 HỆ NHỊ PHÂN VÀ ỨNG DỤNG
KHỞI ĐỘNG
Câu 1: Máy tính tính toán với các bit, các toán hạng là bit và kết quả cũng là bit.
a) Em sẽ chọn kết quả phép cộng hai bit 1+1 là 0, 1 hay 10? Tại sao?
b) Em sẽ chọn kết quả phép nhân hai bit 1*1 là 0, 1 hay 10? Tại sao?
Giải nhanh:
a) 1 + 1 = 10, vì nó giống phép tính XOR.
b) 1 * 1 = 1 vì nó giống phép tính AND.
HOẠT ĐỘNG
Câu 1: Để đánh giá một món ăn, ta có thể dựa vào các tiêu chí ngon hay không, rẻ hay không. Em hãy phân biệt “ngon và rẻ” với “ngon hoặc rẻ” với “hoặc ngon hoặc rẻ”.
Giải nhanh:
“ngon và rẻ”: bao gồm cả hai vừa ngon và vừa rẻ.
“ngon hoặc rẻ”: có thể ngon hoặc có thể rẻ, hoặc có thể cả hai.
“hoặc ngon hoặc rẻ”: chỉ có thể ngon hoặc là rẻ.
Câu 2: Dãy bit 1101 biểu diễn số nào ở hệ thập phân? Em hãy quan sát hình sau và nêu nhận xét.
Giải nhanh:
Dãy bit 1101 biểu diễn số thập phân là 13 ® Hình 1 cho ta cách chuyển một số thập phân ra số nhị phân tương ứng. Vậy có thể chuyển số hệ nhị phân ra số hệ thập phân và ngược lại.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Số 11111111 trong hệ nhị phân có giá trị là bao nhiêu trong hệ thập phân?
Giải nhanh:
Giá trị 255 trong hệ thập phân.
Câu 2: Chuyển hai số sau sang hệ nhị phân rồi thực hiện phép toán cộng (hoặc nhân) số nhị phân, kiểm tra lại kết quả qua số trong hệ thập phân.
1) 125 + 12
2) 125 6
Giải nhanh:
1) 125 + 12 = 137
1111101 + 1100 = 10001001
2) 125 × 6 = 750
1111101 * 1100 = 1011101110
VẬN DỤNG
Câu 1: Một máy tính kết nối với Internet phải được gán một địa chỉ IP (viết tắt của Internet Protocol). Địa chỉ IP là một số nhị phân dài 32 bit (tức 4 byte) còn gọi là Ipv4 để phân biệt với Ipv6 dài 6 byte. Để cho con người dễ đọc, người ta viết địa chỉ IP dưới dạng 4 số trong hệ thập phân, cách nhau bởi dấu chấm, mỗi số trong hệ thập phân ứng với 1 byte. Các dãy sau đây có thể là địa chỉ IP không? Tại sao?
1) 345.123.011.201
2) 123.110.256.101
Giải nhanh:
Các dãy trên không thể là địa chỉ IP vì IP sẽ nằm ở khoảng dưới: 255.255.255.255
TỰ KIỂM TRA
Câu 1: Trong hệ nhị phân khi nào thì phép toán AND có kết quả là 1? Khi nào thì phép toán OR có kết quả là 0?
Giải nhanh:
Phép toán AND cho kết quả 1 khi và chỉ khi cả hai bit toán hạng đều là 1.
Phép toán OR cho kết quả là 0 khi và chỉ khi cả hai bit toán hạng đều là 0.
Câu 2: Điểm khác nhau giữa hai phép toán OR và XOR là gì?
Giải nhanh:
Phép toán OR có kết quả là 0 khi hai bit toán hạng đều là 0, phép toán XOR có kết quả là 0 khi hai bit toán giống nhau, tức là hai bit toán đều là 0 hoặc đều là 1.
Câu 3: Điểm khác nhau giữa hai phép toán OR và XOR là gì?
Giải nhanh:
Phép toán OR là phép cộng logic, còn phép toán XOR là phép toán OR loại trừ không lấy cả hai.
Câu 4: Tại sao phép toán NOT cũng được gọi là phép bù?
Giải nhanh:
Vì phép toán NOT cho kết quả trái ngược với đầu vào.
Bình luận