Dễ hiểu giải tiếng việt 3 cánh diều bài 8: Rèn luyện thân thể (bài đọc 3, bài viết 3, kể chuyện)
Giải dễ hiểu bài 8: Rèn luyện thân thể (bài đọc 3, bài viết 3, kể chuyện). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 3 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI ĐỌC 3: TRONG NẮNG CHIỀU
Câu 1: Sân bóng của các bạn nhỏ có gì đặc biệt?
Giải nhanh:
Chính là ruộng làng vừa gặt lúa xong, chỗ ngồi của khán giả là trên đống rơm.
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi?
Giải nhanh:
Cuồng nhiệt quên bắt lỗi/ Reo ấm:" sút, sút đi"
Câu 3: Em hiểu thế nào về câu thơ:" Đợt phàn công gió lốc/ Cú đá xoáy Pê-lê"?
Giải nhanh:
Trận đấu đang diễn ra gây cấn, đôi bạn đang phản công nhanh, cầu thú tung cú sút xoay bóng như cầu thủ Pê-lê nổi tiếng.
Câu 4: Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh nào?
Giải nhanh:
Đàn cò sà ngọn tre, ráng chiều rực đỏ, chú bò no cỏ
LUYỆN TẬP
Câu 1: Tìm một câu cầu khiến trong bài thơ.
Giải nhanh:
“ Sút! Sút đi”
Câu 2: Đặt một câu cầu khiến:
a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân
b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình.
c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành.
Giải nhanh:
a) Việt Nam tiến lên! Việt Nam chiến thắng!
b) Minh, chuyền cho mình!
c) Hoàng ơi, để ý khoảng trống!
BÀI VIẾT 3
Câu 1: Nghe - viết: Cùng vui chơi (3 khổ thơ đầu)
Giải nhanh:
Học sinh tự thực hiện.
Câu 2: Chọn vần phù hợp với ô trống:
a) Vần oăn hay ăn?
b) Vần oăt hay ăt?
c) Vẫn oeo hay eo?
Giải nhanh:
a) Vần oăn hay ăn?
- băn khoăn
- cái khăn
- ngoằn ngoèo
- ngăn cản
b) Vần oăt hay ăt?
- thắt nút
- thoăn thoắt
- loắt choắt
- chỗ ngoặt
- xanh ngắt
c) Vẫn oeo hay eo?
- giàu nghèo
- ngoằn ngoèo
- ngoẹo cổ
- khéo léo
- khoeo chân
Câu 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ ch hay tr?
b) Vẫn it hay ich?
Giải nhanh:
a) Chữ ch hay tr?
Bao nhiêu trái hồng đỏ
Treo đèn lồng trên cây
Sớm nay chim đã đến
Mách hồng chín rồi đây
NGUYỄN VIẾT BÌNH
b) Vẫn it hay ich?
Buổi sáng, ở tít trên ngọn tre có con chích chòe hót ríu rít: "Chuých! Tu chuých! Chòe chòe!". Bà bảo Nụ là con chích chòe đang nói: "Tôi thích! Tôi thích múa xòe!"
Theo HẢI HỒ
TRAO ĐỔI
Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà.
Giải nhanh:
1. Sưu tầm:
Hoàng Xuân Vinh (sinh 6 tháng 10 năm 1974 tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là một vận động viên bắn súng của Việt Nam. Nhờ thành tích huy chương vàng ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội.
Để có được vinh quang như ngày hôm nay, xạ thủ số 1 Việt Nam đã phải trải qua tuổi thơ đầy gian khó.
Bố Vinh là bộ đội quê Quảng Trị tập kết ra Bắc những năm 1960, mẹ là công nhân. Gia đình Vinh hồi ấy ở quê ngoại Sơn Tây. Năm Vinh lên 3 tuổi (Vinh là con cả), mẹ anh qua đời vì căn bệnh nan y. Sau đó, bố đưa Vinh và em của Vinh mới hơn 1 tuổi về Hà Nội ở trong một căn nhà nhỏ trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ.
Những ngày ấy, cả ba bố con phải tự vật lộn với cuộc sống, tự lo lắng cho nhau khi trong nhà không có hình bóng của người phụ nữ. Tuổi thơ của Vinh khi ấy gắn với bột sắn, bột mì, ngô khoai mỗi bữa thay cơm.
Về Hà Nội, Vinh được người mẹ kế chăm sóc nhưng cũng chẳng được bao lâu. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, hai lần mất mẹ nên khi học hết cấp ba anh vẫn là cậu bé "cao chưa nổi mét sáu". Kinh tế gia đình quá khó khăn khiến Vinh chẳng rời được cơ cực. Tan học là anh chạy ngay về nhà làm việc phụ giúp gia đình.
Mới chỉ hơn tuổi, mỗi ngày Vinh phải gánh 30-40 gánh nước từ tầng 1 lên tầng 3 để cả nhà có nước dùng. Do thiếu thốn vất vả nên trông Vinh như trái khổ qua đèo. Tốt nghiệp cấp 3 và tình nguyện nhập ngũ.
Sau khi nhập ngũ, anh thi vào Trường Sĩ quan công binh (Bình Dương), trong đó có một năm rưỡi học tập và huấn luyện tại Trường Sĩ quan lục quân II (Đồng Nai). Lúc này, những khó khăn trong cuộc sống có lúc đã khiến Vinh nản chí và muốn bỏ học để trở về với bố mẹ.
Nhưng những ngày đi lao động đốn củi, đào kênh mương, chặt mía, rẫy cỏ hạt điều... những đêm dài hành quân không ngủ và kỷ luật thép của quân đội đã khiến anh cứng cỏi và vững vàng hơn.
Khác với phần lớn các xạ thủ, Hoàng Xuân Vinh theo nghiệp bắn súng chuyên nghiệp khá muộn. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh, anh về làm việc tại Lữ đoàn 239 Công binh tại Thường Tín, Hà Tây. Trong quân đội, việc phải biết sử dụng súng gần như là điều bắt buộc. Hoàng Xuân Vinh được cử đi tham dự các giải phong trào và thường mang thành tích tốt về cho đơn vị.
Mùa hè 2016, anh trở thành vận động viên thể thao Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu trường Thế vận hội.
Từ SEA Games 21 cho đến SEA Games 26, không một kỳ SEA Games nào anh không đoạt huy chương. Vào cuối năm 2012, anh vô địch châu Á. Và đến đầu năm 2013, anh vô địch thế giới, đều ở nội dung 10m súng ngắn hơi. Vì hai lần liên tiếp giành chức vô địch đấu trường châu lục và thế giới nên anh là người đầu tiên đã đem về những chức vô địch thế giới và châu Á đầu tiên cho các xạ thủ bắn súng của Việt Nam.
Hoàng Xuân Vinh được bình chọn là "Vận động viên tiêu biểu" năm 2016 của thể thao Việt Nam. Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp thể thao nước nhà, anh được phong cấp bậc quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).
Giải nhanh:
- Nội dung: câu chuyện nghị lực từ cậu bé mồ côi đến nhà vô địch Olympic của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.
- Câu chuyện khiến em nhận thấy được phải sống mạnh mẽ, không ngừng cố gắng để ngày một thành công.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận