Dễ hiểu giải tiếng việt 3 cánh diều bài 7: Khối óc và bàn tay (bài đọc 3, bài viết 3, kể chuyện)

Giải dễ hiểu bài 7: Khối óc và bàn tay (bài đọc 3, bài viết 3, kể chuyện). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 3 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI ĐỌC 3: NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?

BÀI ĐỌC 3: NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚCĐỌC HIỂUCâu 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?Giải nhanh:Từ Nhật Bản, qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.Câu 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?Giải nhanh: Là thuốc để ông điều chế  nước lọc pê-ni-xi-lin

Giải nhanh:

Từ Nhật Bản, qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.

Câu 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?

Giải nhanh: 

Là thuốc để ông điều chế "nước lọc pê-ni-xi-lin" chữa cho thương binh.

Câu 3: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?

Giải nhanh:

Ông là người hết mình vì đất nước, nguyện hi sinh để có thể cống hiến công sức của mình vì trận chiến trường kì bảo vệ dân tộc.

Câu 4: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?

Giải nhanh: 

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng sáng chế nước lọc pê-ni-xi-lin chữa cho thương binh và chế thuốc chống sốt rét cứu đồng bào và các chiến sĩ cách mạng chiến đấu cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:

a) Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản.

b) Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.

c) Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.

Giải nhanh:

a) Năm 1943

b) Năm 1967

c) Sau nhiều ngày 

Câu 2:  Tìm thêm các từ ngữ:

a) Chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, thợ may,...

b) Chỉ hoạt động nghề nghiệp: chữa bệnh, may,...

Giải nhanh:

a) bác sĩ, thợ may, cô giáo, kĩ sư, kiến trúc sư, y tá, điều dưỡng, công nhân, nông dân, phi công, dược sĩ,...

b) chữa bệnh, may, dạy học, xây dựng, thiết kế, trồng trọt, chăn nuôi, lái máy bay,..

BÀI VIẾT 3

CHÍNH TẢ

Câu 1: Nhớ - viết: Cái cầu (2 khổ thơ cuối)

Giải nhanh:

Học sinh tự thực hiện vào vở.

Câu 2: Chọn vần phù hợp với ô trống

a) Vần uêu hay êu?

BÀI ĐỌC 3: NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚCĐỌC HIỂUCâu 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?Giải nhanh:Từ Nhật Bản, qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.Câu 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?Giải nhanh: Là thuốc để ông điều chế  nước lọc pê-ni-xi-lin

b) Vần uyu hay iu?

BÀI ĐỌC 3: NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚCĐỌC HIỂUCâu 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?Giải nhanh:Từ Nhật Bản, qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.Câu 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?Giải nhanh: Là thuốc để ông điều chế  nước lọc pê-ni-xi-lin

Giải nhanh:

a) Vần uêu hay êu?

  • tiếng kêu
  • nguều ngoào
  • mếu máo
  • thều thào

b) Vần uyu hay iu?

  • khuỷu tay
  • ngượng nghịu
  • ngã khuỵu
  • khúc khuỷu

Câu 3: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a) Chữ rd hay gi?

Mùa hạ đến là ....ài

Tiếng ve kêu sốt ....uột

Mùa đông  ...ồi mùa xuân

Sợi mưa phùn ...ăng suốt

... iêng mùa thu đẹp thế

Lại ngắn ngủi làm sao

Đến và đi đều khẽ

Như là trong chiêm bao.

NGUYỄN HOÀNG SƠN

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Suốt đời tôi chi mơ

Được làm cho các em

Nhưng bài thơ nho nho

Như những hòn bi xanh, đo các em chơi

Như những quả quýt, quả cam

Các em tay bóc vo, miệng cười

PHẠM HỔ

Giải nhanh:

a) Chữ rd hay gi?

Mùa hạ đến là dài

Tiếng ve kêu sốt ruột

Mùa đông  rồi mùa xuân

Sợi mưa phùn giăng suốt

Riêng mùa thu đẹp thế

Lại ngắn ngủi làm sao

Đến và đi đều khẽ

Như là trong chiêm bao.

NGUYỄN HOÀNG SƠN

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Suốt đời tôi chỉ 

Được làm cho các em

Những bài thơ nho nhỏ

Như những hòn bi xanh, đỏ các em chơi

Như những quả quýt, quả cam

Các em tay bóc vỏ, miệng cười

PHẠM HỔ

TRAO ĐỔI

Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về hoạt động sáng tạo mà em đã đọc ở nhà.

Giải nhanh:

  • Sưu tầm 1:

Một đêm Carothers – nhà hóa học Mĩ, sau nhiều ngày đêm làm việc căng thẳng, đinh chợp mắt ít phút. Nhưng... ông đã ngủ liền tới sáng. Tỉnh dậy, ông hốt hoảng lo cho tất cả công sức thí nghiệm: Có lẽ đã tan thành mây khói? Ai ngờ, khi vừa nhấc chiếc đũa thủy tinh ở trong bình phản ứng lên, ông thấy chiếc đũa mềm nhũn và kéo theo một hỗn hợp có dạng sợi nhỏ mỏng manh óng ánh rất đẹp. Đó là sợi tổng hợp poliamit đầu tiên trên thế giới – sợi nilon ngày nay.

  • Sưu tầm 2:

Hôm đó, Edison vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà nổi cơn đau bụng dữ dội. Bố còn bận đi làm. Chị Tania vừa ở nhà bạn về, vội chạy đến hỏi:

– Mẹ làm sao thế?

Bà thều thào:

– Đi gọi em và mời bác sĩ Pende lại đây ngay cho mẹ.

Chị Tania vội đi tìm em ở ngoài ga. Nghe tin mẹ đau, Edison chạy mời bác sĩ. May mắn, bác sĩ đang ở nhà. Ông đến ngay. Chị Tania chạy tiếp đi tìm bố.

Bác sĩ Pende khám bệnh cho bà mẹ và biết là bà đau ruột thừa . Phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Trời cứ tối dần, mà dưới ánh sáng đèn dầu thì làm sau mổ được. Bác sĩ đi đi lại lại trong phòng, chưa biết tìm cách nào để kịp cứu người bệnh.

Trong khi đó, Edison ngồi trên giường bóp trán cho mẹ. Bà mẹ đau quá, có lúc ngất đi.

– Thưa bác sĩ, không mổ ngay thì có làm sao không ạ?

Bác sĩ im lặng.

– Thế, sao bác sĩ không mổ ngay đi!

– Không được cháu ạ. Đèn dầu tù mù  thế này thì mổ làm sao được!

– Thắp tất cả đèn dầu lên có được không ạ?

– Không được, mổ như thế thì nguy hiểm lắm. Có đủ ánh sáng, chắc chắn bác mổ được ngay.

Thất vọng, Edison ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Ánh đèn chiếu trông có vẻ sáng trong hơn. Một tia sáng lóe lên trong đầu óc cậu bé:

– Sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu lại thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn là sẽ sáng hơn nhiều.

Nghĩ sao làm vậy, Edison chạy ngay đến hiệu tạp hóa, vác tấm gương lớn về. Một lát, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp lên và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng mẹ. Bác sĩ đang ngồi đó, lo lắng. Cậu nói, giọng đầy tự hào:

– Thưa bác sĩ! Đã có đủ ánh sáng rồi đấy. Mời bác sĩ sang xem!

Bác sĩ sang phòng bên xem. Mừng quá, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:

– Cháu làm thế nào mà được như vậy đấy, hỡi cậu bé thông minh! Bây giờ thì bác sẽ bắt đầu!

Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Edison đã cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.

Hồi đó, Edison đang học Tiểu học. Lớn lên, Edison vừa đi làm thuê vừa đọc sách và tìm tòi thí nghiệm. Nhờ lòng quyết tâm học tập, về sau, ông trở thành nhà bác học nổi tiếng thế giới, đã phát minh ra đèn điện, tàu điện, máy chiếu bóng, máy ghi âm , v.v… mà hiện nay loài người đang dùng.

Câu 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

Giải nhanh: 

Nội dung của câu chuyện Sưu tầm 2: Em thích nhân vật Ê-đi-xơn. Từ câu chuyện khiến em nhận ra rằng dù hoàn cảnh bên ngoài có tệ đến mấy, thì chính phản ứng của chúng ta mới quyết định tới kết quả cuối cùng


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác