Dễ hiểu giải Ngữ văn 6 Kết nối bài 6: Sơn Tinh Thủy Tinh

Giải dễ hiểu bài 6: Sơn Tinh Thủy Tinh. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 6 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: SƠN TINH THỦY TINH

Trước khi đọc

Câu 1: Đối với cuộc sống của con người, tuỳ từng thời điểm cụ thể, các hiện tượng tự nhiên có thể bộc lộ một trong hai mặt: ích lợi và tác hại. Nêu một số ích lợi và tác hại của các hiện tượng đó.

Soạn nhanh:

Lợi ích: mưa cung cấp nước cho ăn, uống, sinh hoạt, lao động sản xuất...làm cho cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc. 

Tác hại: mưa nhiều sẽ cũng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: lũ lụt gây chết người, vật, phá hỏng nhiều công trình...

Câu 2: Hãy nêu những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết.

Soạn nhanh:

 Trồng cây gây rừng, xây đập chống lũ,...

Sau khi đọc

Câu 1: Các sự kiện trong một câu chuyện dân gian thường được kết nối với nhau bởi quan hệ nguyên nhân và kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả và thể hiện chuỗi quan hệ đó theo mẫu sau:

Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) —> Kết quả/nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai) —> Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả co gái cho)

Soạn nhanh:

Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) —> Kết quả/nguyên nhân (2 chàng trai tài giỏi đến cầu hôn) —> Kết quả (điều kiện ai mang sính lễ đến trước sẽ khả con gái cho) —> Kết quả/nguyên nhân (Sơn Tinh đến trước cưới được Mị Nương)—> Kết quả (Thủy Tinh nổi giận đánh Sơn Tinh) —> Kết quả (Hai bên đánh nhau kịch liệt) —> Kết quả/nguyên nhân (Thủy Tinh thua)  —> Kết quả (hàng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh). 

Câu 2: Trong câu chuyện này, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những đặc điểm khiến cho họ được coi là những vị thần.

Soạn nhanh:

Vì họ có thể hô mưa gọi gió, dời núi,....Là đại điện cho nhân dân, thể hiện khát vọng, ước mơ chiến thắng của nhân dân trong việc chế ngự thiên tai.

Câu 3: Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt?

Soạn nhanh:

Vua Hùng có người con gái vô cùng xinh đẹp là Mị nương. Do đó, vua Hùng Vương muốn kén cho nàng một người chồng như ý. Thế là đã có hai chàng trai ngang tài, ngang sức đến cầu hôn.  Nhà vua không biết chọn ai liền ra  yêu cầu ai mang sính lễ đến trước sẽ gả con gái cho.

Câu 4:  Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?

Soạn nhanh:

Sơn Tinh đến trước lấy được Mi Nương, Thủy Tinh tới chậm hơn vô cùng tức giận, năm nào cũng dâng nước đánh trả. 

Người thắng cuộc là Sơn Tinh. Sơn Tinh xứng đáng là người anh hùng vì tính kiên trì, không chịu đầu hàng khuất phục trước đối thủ.

 Câu 5: Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?

Soạn nhanh:

Thể hiện khát vọng chế ngự thiên nhiên, chống lại thiên tai, lũ lụt của nhân dân ta từ ngàn đời nay. 

Câu 6: Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết trong năm. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên đó?

Soạn nhanh:

Hiện tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. 

 

Câu 7: Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc.

Soạn nhanh:

Giận dữ với những cuộc tấn công dữ dội vì đã không lấy được Mị Nương, dù biết là không thể thắng được Sơn Tinh.

Viết kết nối với đọc

Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán

Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì

Một thần phi bạch hổ trên cạn

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

                                   (Nguyễn Nhược Pháp, Sơn Tỉnh, Thuỷ Tỉnh, trích trong tập Ngày xưa,

                                    NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996, tr. 9)

Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu).

Soạn nhanh:

Sơn Tinh có khuôn mặt chất phác, khí thế phi thường, cơ thể vạm vỡ và cường tráng. Anh hùng Sơn Tinh dời núi, lấp biển. Còn Thủy Tinh đầy âm mưu, tính toán. Thủy Tinh hô mưa gọi gió. Cả hai đều là những vị thần tài giỏi. 

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo