Dễ hiểu giải Lịch sử và Địa lí 4 Chân Trời Bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương

Giải dễ hiểu Dễ hiểu giải Lịch sử và Địa lí 4 Chân Trời Bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Hãy kể tên một số món ăn đặc trưng ở địa phương em đang sinh sống.

Một số món ăn đặc trưng của Hà Nội: Bún chả, Phở cuốn, Cốm làng Vòng, ...

KHÁM PHÁ

1. Một số nét văn hóa của địa phương em

Câu hỏi: Dựa vào tài liệu giáo dục địa phương để tìm hiểu một số nét văn hóa của địa phương:

- Mô tả khái quát một số đặc điểm văn hóa: ẩm thực, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội.

- Tìm hiểu một món ăn (tên, nguyên liệu, quy trình chế biến, cảm nhận); lễ hội (tên, thời gian, địa điểm, các hoạt động chính, ý nghĩ và chia sẻ cảm nhận),... 

Giải nhanh: 

Ẩm thực Hà Nội không chỉ có nét đặc trưng của ẩm thực Việt mà còn là nơi hội tụ ẩm thực Việt. Trải qua tiến trình lịch sử, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch của vùng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến. Hà Nội là một nơi nổi tiếng về những tục lệ mang đậm chất truyền thống, nổi bật là dịp Tết Nguyên Đán. Những tục lệ như bày mâm mũ quả, xông đất, lì xì, cúng ông Táo về trời đều là những phong tục mang lại những điều may mắn cho năm mới

Hà Nội nổi tiếng với lễ hội Gióng, được tổ chức vào Ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch, gắn liền với truyền thuyết về anh hùng dân tộc - Thánh Gióng. Đây cũng là dịp tưởng nhớ công ơn đánh đuổi giặc Ân của người Việt, cụ thể vào ngày mùng 6 đến mùng 8 âm lịch hằng năm với nhiều nghi thức trang nghiêm mang đậm văn hóa dân gian: Rước voi, khai quang, dâng hoa đền Thượng... Cùng với đó, hoạt động chuẩn bị vật tế tại lễ hội truyền thống ở Hà Nội này cũng rất công phu: Đan voi, rước voi, rước cỏ voi, rước giò hoa tre... 

2. Danh nhân ở địa phương em

Câu hỏi: Dựa vào tài liệu giáo dục địa phương để kể lại câu chuyện về một trong những danh nhân của địa phương:

- Nêu tên danh nhân, quá trình hoạt động của danh nhân gắn với những câu chuyện nào (nội dung, ý nghĩa của câu chuyện).

- Nêu cảm nhận về danh nhân.

Giải nhanh: 

      Tiến sĩ Vũ Tông Phan là một nhân vật điển hình cho người Hà Nội ở thế kỉ XIX bởi sự nghiệp sáng tạo thi ca, hoạt động văn hoá, nhất là làm giáo dục.

       Vào thế kỉ 19, năm 1831 Vũ Tông Phan đã bàn bạc với những người bạn than thiết tập hợp được 1 nhóm sĩ phu và đề xuất phải chấn hưng văn hóa, giáo dục Thăng Long-Hà Nội. Họ đã đưa văn hóa, giáo dục Thăng Long từ chỗ hoang tàn ở buổi đầu năm 1831 mà chỉ 30 năm sau thôi thành phố này đã đứng đầu cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục và phồn vinh đông đúc.

LUYỆN TẬP

Câu hỏiViết một đoạn văn mô tả về một phong tục, tập quán hoặc lễ hội ở địa phương em.

Giải nhanh: 

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ ,chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng ,tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy sưu tầm một số hình ảnh về một lễ hội ở địa phương em để giới thiệu cho thầy, cô giáo và các bạn cùng xem.

Giải nhanh: 

 

BÀI 3: LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG

Lễ hội Chọi trâu


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác