Dễ hiểu giải Lịch sử 8 cánh diều bài 10 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Giải dễ hiểu bài 10 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 8 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 10. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC
I. SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN.
Câu hỏi: Đọc thông tin và tư liệu, nêu sự ra đời của giai cấp công nhân.
Giải nhanh:
Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất buộc phải ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,... Giai cấp công nhân đã dần hình thành trong bối cảnh đó
II. NHỮNG HOẠT ĐỌNG CỦA C.MÁC, PH. ĂNG- GHEN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục II, trình bày một số hoạt động chính của C.Mác, Ph Ăng- ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Giải nhanh:
- Ph.Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây, biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
- C.Mác sang Pari tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.
- Ph.Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C.Mác.
- C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
- Quốc tế tứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia Ban lãnh đạo
- Quốc tế thứ hai ra đời ở Pari
III. PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX.
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1848 đến 1870. Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất.
Giải nhanh:
a. Hoàn cảnh :
- Pháp: ngày 23-6-1848 công nhân và nhân dân nổi dậy khởi nghĩa
- Đức: công nhân và thợ thủ công nổi dậy chống phong kiến .
b. Quốc tế thứ nhất:
- Sự thành lập: 28-9-1864 Hội Liên Hiệp Lao động Quốc tế – Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn , Mác được cử vào ban lãnh đạo .
- Hoạt động từ 1864-1870:
- Quốc Tế thứ nhất truyền bá học thuyết Mác
- Quốc Tế thứ nhất là trung tâm đoàn kết.
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về Công xã Pari và nêu ý nghĩa lịch sử của việc thàng lập nhà nước kiểu mới
Giải nhanh:
- Hoàn cảnh ra đời của Công xã
- Na-pô-nê-ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ-đăng (2/9/1870).
- Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-nê-ông III, yêu cầu lập chế độ cộng hòa và bảo vệ "Tổ quốc lâm nguy".
- Quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp. Chính phủ tư sản xin đình chiến
- Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập Công xã
- Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản ở Véc-xai với nhân dân Pa-ri
- Diễn biến: 18/3/1871 Chi-e tấn công Quốc dân quân ở Mông-mác, nhưng thất bại.
- Kết quả:
+ Ủy ban Trung ương Quốc dân đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871 nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng Công xã.
Câu hỏi: Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
- Cơ chế bộ máy nhà nước:
- Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.
- Các chính sách của công xã Pa-ri:
- Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không dạy kinh Thánh.
- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
=> Ý nghĩa lịch sử:
- Công xã Pa-ri là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới.
- Đây là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1871 đến đầu thế kỉ XX. Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thế hai.
Giải nhanh:
Hoàn cảnh ra đời:
- Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân => đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
* Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:
- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.
- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Trình bày nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản.
Giải nhanh:
Do bị giới chủ áp bức bóc lột và phải làm việc cực nhọc, giai cấp công nhân đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau, như: đập phá máy móc, đốt công xưởng; bãi công; mít ting; biểu tình,…
Câu hỏi: Lập bảng tóm tắt một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Giải nhanh:
STT | Thời gian | Địa bàn | Hoạt động tiêu biểu |
1 | 9/1864 | Pa-ri (Pháp) | Thành lập Quốc tế thứ nhất |
2 | 1/5/1886 | Mỹ | Hàng chục vạn công nhân đình công |
3 | 1889 | Pa-ri (Pháp) | Thành lập Quốc tế thứ 2 |
4 | 1893 | Pháp | Công nhân thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội 1893 |
5 | 1899 | Anh | Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. |
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Sưu tầm một số mẩu chuyện về hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin. Giới thiệu những mẩu chuyện đó với thầy cô và bạn học.
Giải nhanh:
Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Sau những cống hiến miệt mài, ngày 05/8/1895, trái tim lãnh tụ vô sản Ph.Ăng-ghen đã ngừng đập để tìm đến người bạn, người đồng chí tri kỉ của mình. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận