Dễ hiểu giải Lịch sử 12 Cánh diều bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Giải dễ hiểu bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 14. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH

Mở đầu: 

BÀI 14. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH

Năm 1901, được tin Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, người dân làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã dựng một ngôi nhà 5 gian để đón ông cùng gia đình. Dưới mái nhà tranh này, cậu học trò Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành) được lắng nghe nhiều buổi đàm đạo văn chương, luận bản thể sự của cha mình với các nhà nho và sĩ phu yêu nước trong vùng. Những năm tháng thiếu thời ở làng Sen và quê hương xứ Nghệ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.Vậy những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có những nét cơ bản nào?

Vậy những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có những nét cơ bản nào?

Giải nhanh:

+ Hoàn cảnh đất nước.

+ Hoàn cảnh quê hương.

+ Hoàn cảnh gia đình.

Những điều em biết về tiến trình hoạt động cách mạng của Người: 

+ Ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.

+ Từ năm 1911- 1941: Người bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước.

+ Từ 1941- 1969: Trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 

+ Ngày 2- 9- 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội.

1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HỒ CHÍ MINH.

CH: Các yếu tố về hoàn cảnh đất nước, quê hương và gia đình đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh?

Giải nhanh:

Hoàn cảnh đất nước:

- Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước áp đặt ách cai trị ở Việt Nam. Dưới chế độ thực dân, nền độc lập dân tộc và quyền tự do của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt.

- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại. 

Hoàn cảnh quê hương:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- nơi có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, nơi khởi nguồn của nhiều phong trào yêu nước. 

- Nghệ An sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá và nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử.

Hoàn cảnh gia đình:

- Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình yêu nước, cha là một nhà nho mẫu mực, mẹ là một người phụ nữ đảm đang, chăm chỉ và rất am hiểu các loại hình văn hoá dân gian.

- Gia đình đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm hình thành nhân cách tốt đẹp và có sự đồng cảm với nhân dân lao động.

CH: Vì sao khẳng định: Đến đầu thế kỉ XX, sự nghiệp giải phỏng dân tộc Việt Nam “lâm vào tình hình đen tối tưởng như không có đường ra”?

Giải nhanh:

Vì từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến và cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đều thất bại. Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Việt Nam rơi vào khủng hoảng, bế tắc.

2. TIỂU SỬ VÀ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH.

CH: Khai thác thông tin, tư liệu và các hình trong mục 2, trình bày những nét chính về tiểu sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tích Hồ Chí Minh.

Giải nhanh:

- Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5- 1890 tỉnh Nghệ An. 

- Từ năm 1890 đến năm 1911: Hồ Chí Minh có tuổi thơ gắn bó với làng Sen, học tại Trường Quốc Học Huế.

- Từ năm 1909, Nguyễn Tất Thành đến nhiều tỉnh phía nam như Bình Định (1909), dạy học tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết (1910) và vào Sài Gòn (1911).

- Từ năm 1911 đến năm 1919: Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, rời Sài Gòn (1911) sang phương Tây tìm đường cứu nước, đi qua nhiều châu lục (châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ) để tìm hiểu thực tiễn các nước. 

- Từ năm 1920 đến năm 1945: Nguyễn Ái Quốc động ở Pháp và Liên Xô, sau đó là Trung Quốc, Xiêm. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và quyết định lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản (1920); chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức, sau đó thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 – 1930).

- Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương trực tiếp chuẩn bị cho cuộc vận động giải phóng dân tộc. 

- Giữa tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-9-1945).

- Từ năm 1945 đến năm 1969: Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và lãnh đạo nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và chống đế quốc Mỹ (từ năm 1954 đến năm 1969). 

- Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần tại Hà Nội.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Giới thiệu những nét chính tiêu biểu về tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các mốc thời gian theo mẫu sau vào vở ghi.

1890

1911

1920 – 1930

1941 - 1945

?

/

?

?

Giải nhanh:

1890

1911

1920 – 1930

1941 - 1945

Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5- 1890 tỉnh Nghệ An.

Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, rời Sài Gòn (1911) sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Người đi qua nhiều nước từ Châu Á, châu Âu đến châu Phi

Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước.

Giữa tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-9-1945).

VẬN DỤNG

Câu 2: Sưu tầm tư liệu về tiến trình hoạt động cách mạng của Chủ tích Hồ Chí Minh (1920 – 1969). Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Giải nhanh:

- Từ năm 1920 đến năm 1945: Nguyễn Ái Quốc động ở Pháp và Liên Xô, sau đó là Trung Quốc, Xiêm. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và quyết định lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản (1920); chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức, sau đó thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 – 1930).

- Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương trực tiếp chuẩn bị cho cuộc vận động giải phóng dân tộc. 

- Giữa tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-9-1945).

- Từ năm 1945 đến năm 1969: Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và lãnh đạo nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và chống đế quốc Mỹ (từ năm 1954 đến năm 1969). 

- Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần tại Hà Nội.

Câu 3: Viết một bài văn ngắn giới thiệu về một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giải nhanh:

Một trong những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc tuyên bố Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trong bài diễn thuyết lịch sử và ý nghĩa vô cùng to lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khẳng định quyết tâm của dân tộc Việt Nam đòi hỏi tự do và độc lập từ bàn tay thực dân Pháp. Dấu mốc này không chỉ đánh dấu bước khởi đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập, mà còn thiết lập tầm vóc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo vĩ đại và tượng trưng cho tinh thần chiến đấu của toàn dân Việt Nam.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác