Dễ hiểu giải HĐTN 4 Cánh diều bản 1 chủ đề 5 tuần 17

Giải dễ hiểu bản 1 chủ đề 5 tuần 17. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu HĐTN 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 5: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

TUẦN 17

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU VỚI NGHỆ NHÂN

Câu hỏi:

Nghe nghệ nhân kể về nghề truyền thống ở địa phương em.

Trao đổi với nghệ nhân những điều em muốn biết về nghề truyền thống địa phương.

CHỦ ĐỀ 5: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNGTUẦN 17

Giải nhanh:

Em có thể trao đổi một số thông tin: Tre lấy từ đâu, công đoạn nào là quan trọng nhất, cách làm mây tre đan như thế nào,..

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ EM

1. Nhận diện nghề truyền thống

Quan sát tranh và thảo luận về các nghề truyền thống theo gợi ý:

- Tên nghề truyền thống

- Sản phẩm của nghề

CHỦ ĐỀ 5: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNGTUẦN 17

CHỦ ĐỀ 5: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNGTUẦN 17

Kể tên các nghề truyền thống mà em biết.

Giải nhanh:

Bức 1: Nghề làm muối, sản phẩm muối.

Bức 2: Nghề làm tranh dân gian

Bức 3: Nghề làm nón lá

Bức 4: Nghề làm trống

Một số nghề khác: làm gốm, làm nhang,..

2. Khám phá nghề truyền thống quê em

Vẽ sơ đồ tư duy về nghề truyền thống quê em theo gợi ý:

CHỦ ĐỀ 5: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNGTUẦN 17

Sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về nghề truyền thống quê em.

Giải nhanh:

- Tên nghề truyền thống: Gốm Bát Tràng

- Sản phẩm: Đồ gốm

- Công dụng: Sử dụng để làm bát, đũa, cốc,... 

- Nguyên liệu: Gốm

- Dụng cụ: Máy làm gốm

- Hình dang: Trụ, tròn, bầu,…

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

Câu hỏi: Chuẩn bị dụng cụ làm Sổ tay nghề truyền thống quê em.

Giải nhanh:

Một số dụng cụ để làm sổ tay: bút, giấy, bút màu,..

SINH HOẠT LỚP: SỔ TAY NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ EM

Yêu cầu: Cùng làm Sổ tay nghề truyền thống quê em theo gợi ý:

- Thiết kế bìa và trang trí cho từng trang trong cuốn sổ;

- Dán những bức tranh, ảnh về nghề truyền thống vào cuốn sổ;

- Viết lời giới thiệu về nghề truyền thống

Giới thiệu cuốn sổ tay với các bạn

Giải nhanh:

CHỦ ĐỀ 5: NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNGTUẦN 17

 

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

Yêu cầu: Tham quan làng nghề truyền thống địa phương do gia đình hoặc nhà trường tổ chức.

- Ghi chép lại thông tin trong quá trình đi tham quan học tập tại làng nghề.

- Bước đầu thực hiện một số công việc trong quy trình tạo ra sản phẩm của nghề truyền thống.

- Lựa chọn một số sản phẩm để giới thiệu trước lớp 

Viết bài hùng biện về chủ đề Em với nghề truyền thống quê hương.

Giải nhanh:

Chủ đề Em với nghề truyền thống quê hương

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có ao tắm mát có nghề làm tranh”

Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được người biết đến - Làng tranh Đông Hồ.

Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Làng tranh Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. 

Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca "Làng Mái có lịch có 26 sông tắm mát, có nghề làm tranh". Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương nắng tất bật khuya sớm. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ấn hiện la đà các ngọn cây. Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam được bán chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán. Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ bình, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa... Một nhà xứ Kinh Bắc đã viết:

“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà ; tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... 

Hàng năm làng Hồ cơ hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Theo thời gian làng tranh cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm. Đã một thời gian tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên nên nghề làm tranh mai một ít nhiều. Không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Nhưng vài năm trở lại đây người Đông Hồ lại hoan hỉ trở lại với nghề tranh nhiều hơn bởi người dân của ta đã lại nhận ra vẻ đẹp trong sự mộc mạc giản dị của tranh Đông Hồ là không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật, nhất là ngày Tết.

Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ vẽ tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác