Dễ hiểu giải Địa lí 8 cánh diều bài 11 Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Giải dễ hiểu bài 11 Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 8 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 11. PHẠM VI BIỂN ĐÔNG, CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO,
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Câu hỏi : Lãnh thổ Việt Nam, ngoài vùng đất và vùng trời, còn có một vùng biển rộng lớn thuộc biển Đông. Biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia. Phạm vi Biển Đông được xác định như thế nào trên bản đồ? Vùng biển đảo nước ta có những đặc điểm tự nhiên gì và được xác định như thế nào?
Giải nhanh:
- Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 trên Biển Đông.
- Đặc điểm bao gồm yếu tố: địa hình, khí hậu, hải văn, sinh vật và khoáng sản.
I. PHẠM VI BIỂN ĐÔNG
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:
- Xác định phạm vi của Biển Đông
- Xác định các nước có chung biển Đông với Việt Nam.
Giải nhanh:
+ Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2
+ Biển Đông là biển tương đối kín vì được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo.
II. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.1, hãy xác định trên hình 11.3 các mốc xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam
- Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.2, hãy xác định trên hình 11.4 các mốc xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ
- Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, trình bày khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta.
Giải nhanh:
- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin.
- Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được Chính phủ Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982 là đường nối các điểm từ 0 đến A11.
- Ngày 22/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 11.5, hãy trình bày về đặc điểm tự nhiên của vùng biển đảo Việt Nam.
Giải nhanh:
- Địa hình:
+ Địa hình ven biển: khá đa dạng
+ Địa hình thềm lục địa: nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung.
+ Địa hình đảo: Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo
- Khí hậu: Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương.
+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23 °C.
+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100 mm/năm trở lên.
+ Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế; Các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế, riêng vịnh Bắc Bộ, gió chủ yếu có hướng đông nam.
- Hải văn
+ Độ muối trung bình là khoảng 32 %0 - 33%0, có sự thay đổi theo mùa, theo từng khu vực và theo độ sâu.
+ Chế độ thuỷ triều đa dạng, bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.
- Sinh vật: rất phong phú và đa dạng
- Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: Chứng minh Biển Đông là biểu tượng đối kín và biển ấm.
Giải nhanh:
- Biển Đông là vùng biển tương đối kín là do được bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo.
- Biển Đông là biển ấm do nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23°C.
Câu hỏi 2: Dựa vào hình 11.3, hãy xác định vị trí các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ chu, Côn Sơn, các đảo: Phú Quý, Phú Quốc, Cồn Cò của Việt Nam.
Giải nhanh:
Học sinh tự xác định trên bản đồ.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Tìm hiểu và giới thiệu về một trong số các đảo là mốc xác định của đường cơ sở Việt Nam.
Giải nhanh:
*Tham khảo: Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (mốc A10)
- Cách đất liền 15 hải lý về hướng Đông Bắc, Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi - được biết đến với tàn tích núi lửa năm miệng có tuổi đời trên dưới 30 triệu năm.
- Ngoài ra, Đảo Lý Sơn còn là một địa điểm lí tưởng cho du khách với những món ăn biển hấp dẫn và phong cảnh đẹp, đa dạng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận