Dễ hiểu giải Công nghệ 9 trồng trọt Kết nối bài 1: Giới thiệu chung về cây ăn quả

Giải dễ hiểu bài 1: Giới thiệu chung về cây ăn quả. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ trồng trọt 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ

KHỞI ĐỘNG

Cây cam (hình 1.1) là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Em hãy kể tên một số loại cây ăn quả phổ biến khác mà em biết và nêu vai trò của chúng đối với con người.

Giải nhanh:

- Một số loại cây ăn quả phổ biến khác: Cây sầu riêng, cây chôm chôm, cây nhãn, cây bưởi, cây thanh long, cây vải, cây xoài…

- Vai trò của các loại cây ăn quả đối với con người:

+ Cung cấp các loại quả chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng cho con người.

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm (bánh, kẹo, nước uống, ô mai…).

+ Tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho người nông dân.

I. VAI TRÒ CỦA CÂY ĂN QUẢ

Khám phá: Quan sát hình 1.2 và nêu vai trò của cây ăn quả tương ứng với các ảnh trong hình.

Giải nhanh:

+ Hình a: cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu

+ Hình b: tạo cảnh quan

+ Hình c: cung cấp nguyên liệu cho chế biến

+ Hình d: cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.

Kết nối năng lực: Chia sẻ với bạn một số vai trò của cây ăn quả đối với gia đình và địa phương em

Giải nhanh:

Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang. Loại cây ăn quả nổi tiếng ở quê em là cây vải thiều. Cây vải đóng vai trò quan trọng đối với gia đình và địa phương em:

+ Cung cấp loại quả bổ dưỡng, giàu vitamin C.

+ Tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người nông dân.

+ Giúp nâng tầm tên tuổi của vùng đất Bắc Giang, được nhiều người trong nước và nước ngoài biết đến.

+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành nghề khác trong vùng phát triển (vải sấy, nước uống, mứt…).

II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY ĂN QUẢ

Khám phá: Quan sát hình 1.3 và hoàn thành nhiệm vụ học tập sau:

- Mô tả đặc điểm bộ rễ của cây ăn quả

- Đề xuất cách bón phân hợp lí cho cây ăn quả.

Giải nhanh:

- Đặc điểm bộ rễ của cây ăn quả:

+ Rễ cọc: gồm rễ chính và rễ con. Rễ chính ăn sâu xuống lòng đất.

+ Rễ chùm: rễ chính không phát triển, các rễ con phát triển, phân bố tập trung ở tầng đất mặt có độ sâu từ 0,1 đến 1,0 m.

- Cách bón phân hợp lí cho cây ăn quả:

+ Bón các loại phân hữu cơ, phân đạm, phân lân, phân kali và các nguyên tố vi lượng.

+ Thông thường, chia làm 4 lần bón chính: Bón sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi quả và trước khi thu hoạch.

+ Tuỳ thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây mà lựa chọn các loại phân bón thích hợp.

Khám phá: Quan sát hình 1.4 và nêu đặc điểm thân, cành của cây ăn quả.

Giải nhanh:

Đặc điểm thân, cành của cây ăn quả:

+ Thân: Phần lớn cây ăn quả là thân gỗ.

+ Cành: Có các loại cành khác nhau. Từ thân mọc ra cành cấp 1, từ cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2, tương tự sẽ có cành cấp 3, cấp 4, cấp 5…

III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo…và kể tên một số loại cây ăn quả ôn đới, cây ăn quả nhiệt đới hoặc cây ăn quả á nhiệt đới đang được trồng phổ biến ở địa phương em.

Giải nhanh:

Một số loại cây ăn quả:

+ Ôn đới: nho, lê, đào, mận, dâu tây…

+ Nhiệt đới: thanh long, chuối, xoài, đu đủ…

+ Á nhiệt đới: vải, bơ, nhót, dừa, măng cụt, sầu riêng…

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo… tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở địa phương em.

Giải nhanh:

Ví dụ: Tìm hiểu yêu cầu ngoại cảnh đối với cây thanh long:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất từ 21- 29°c, tối đa không quá 40°c.

- Độ ẩm, lượng mưa: Không chịu độ ẩm cao, chịu lạnh yếu, không chịu mưa nhiều. 

- Ánh sáng: Ưa cường độ ánh sáng mạnh, chịu nhiệt, chịu hạn tốt.

- Đất trồng và dinh dưỡng: phải tơi xốp, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH 5,5 - 6,5, giàu hữu cơ.

IV. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN

Kết nối nghề nghiệp: Em hãy chia sẻ với bạn về một ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả mà em yêu thích?

Giải nhanh:

- Nghề liên quan đến trồng cây ăn quả mà em yêu thích: Kĩ sư chọn giống cây. 

- Yêu cầu của ngành chọn cây giống: Cần có những kiến thức chung về sinh học, kỹ thuật canh tác; các kiến thức cơ bản và hiện đại về di truyền; phương pháp chọn tạo, sản xuất giống các nhóm cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng các điều kiện canh tác và sinh thái khác nhau.

V. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ SỞ THÍCH CỦA BẢN THÂN VỚI MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN

STT

Tiêu chí đánh giá

Kết quả tự đánh giá

1

Có tính tự lập

?

2

Suy nghĩ thực tế

?

3

Thích nghi với môi trường mới.

?

4

Có thể vận hành, điều khiển các máy móc, thiết bị.

?

5

Kàn các công việc thủ công như gấp giấy, cắt, dán, đan, móc.

?

6

Thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ.

?

7

Thích làm việc sử dụng tay chân hơn là sử dụng trí óc

?

8

Thích làm những công việc có thể thấy được kết quả ngay.

?

9

Thích làm công việc ngoài trời hơn là trong phòng học, văn phòng.

?

Giải nhanh:

STT

Tiêu chí đánh giá

Kết quả tự đánh giá

1

Có tính tự lập

3

2

Suy nghĩ thực tế

3

3

Thích nghi với môi trường mới.

3

4

Có thể vận hành, điều khiển các máy móc, thiết bị.

2

5

Kàn các công việc thủ công như gấp giấy, cắt, dán, đan, móc.

3

6

Thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ.

4

7

Thích làm việc sử dụng tay chân hơn là sử dụng trí óc

2

8

Thích làm những công việc có thể thấy được kết quả ngay.

1

9

Thích làm công việc ngoài trời hơn là trong phòng học, văn phòng.

2

 

Đánh giá sự phù hợp về khả năng:

x 100 = (14 : 20) x 100 = 70%

Đánh giá sự phù hợp về sở thích: 

x 100 = (9 : 16) x 100 = 56,25%

LUYỆN TẬP

Câu 1: Kể tên một số loại cây ăn quả ở địa phương em và nêu vai trò của các loại cây ăn quả đó.

Giải nhanh:

Tên quả

Vai trò

1. Nhãn

Ăn tươi (tốt cho thần kinh, tăng tuần hoàn máu…), làm long nhãn, nhãn đóng hộp, xuất khẩu…

2. Vải

Ăn tươi (cung cấp vitamin, điều chỉnh quá trình tổng hợp cholesterol…), vải sấy, đồ uống, xuất khẩu…

3. Xoài

Ăn tươi (cung cấp nhiều vitamin, phòng chống bệnh tật…), làm mứt, làm bánh kẹo, đồ uống, xuất khẩu…

Câu 2: Nêu đặc điểm thực vật học của một số loại cây ăn quả mà em biết

Giải nhanh:

Đặc điểm thực vật học của một số loại cây ăn quả mà em biết:

Loại cây ăn quả

Đặc điểm thực vật học

Rễ

Thân, cành

Hoa

Quả và hạt

Cây chuối

Rễ chùm, có 2 loại rễ (rễ ngang và rễ thẳng).

Thân thảo

hình xoắn, và có thể kéo dài tới 2,7m và rộng tới 60cm.

thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực riêng, không sinh sản, còn dược gọi là bắp chuối

hình lưỡi liềm, mọc thành từng nải. Khi chín, chuối thường chuyển từ màu xanh sang vàng.

Cây ổi

Rễ cọc

Cây thân gỗ. Có nhiều nhánh nhỏ.

Hình bầu dục, dài từ 10 – 15cm, rộng từ 5 – 7cm. Mặt trên lá đậm hơn mặt dưới.

Lưỡng tính, mọc từng chùm, màu trắng, cánh mỏng và dễ rụng.

Qủa hình cầu, giống quả lê. Vỏ màu xanh, khi chín ngả màu hơi vàng. Thịt màu trắng (hồng). Hạt nhỏ, cứng.

Câu 3: Phân tích yêu cầu về đất trồng và dinh dưỡng của cây ăn quả

Giải nhanh:

+ Yêu cầu về đất trồng: Đa số cây ăn quả thích hợp với các loại đất có tầng đất dày, nhiều chất đinh đưỡng, ít chua, thoát nước tốt như đất phù sa, đất cát pha, đất đỏ,... Ngoài ra, mỗi loại cây ăn quả có yêu cầu cụ thể khác nhau về đất trồng.

+ Yêu cầu về dinh dưỡng: Cây ăn quả cần nhu cầu dinh dưỡng cân đối gồm phân hữu cơ, phân đạm, phân lân, phân kali và các nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây mà nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau. Ví dụ: Thời kì cây non, cây ra lộc, ra hoa và đậu quả cần bón nhiều phân đạm hơn so với các giai đoạn khác; phân lân cần cho thời kì cây phân cành, hình thành mầm hoa, ra hoa, đậu quả,...

VẬN DỤNG

Hãy chia sẻ với bạn những hiểu biết của em về nghề trồng cây ăn quả và một số ngành nghề liên quan.

Giải nhanh:

Hiện nay, nghề trồng cây ăn quả cũng là một trong những nghề phổ biến ở nước ta. Để theo nghề trồng cây ăn quả, đòi hỏi người lao động phải: 

+ Có tri thức về các ngành học có liên quan (sinh, hóa, KTNN…) và có kĩ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.

+ Có lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi.

+ Có sức khỏe tốt và sự khéo léo…

Khi theo đuổi nghề trồng cây ăn quả, người lao động có thể làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cây ăn quả…

Một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác